TP.HCM:
Trẻ em “đánh vật” với bệnh mùa nóng
TP.HCM và một số tỉnh phía Nam đang hứng chịu những ngày nắng nóng “chảy mỡ”. Và đây cũng là nguyên nhân khiến rất đông trẻ nhập viện vì kiểu thời tiết này.
Theo ghi nhận tại các bệnh viện (BV) Nhi TPHCM, trong một tuần qua các bệnh tiêu chảy, viêm phổi, bệnh hô hấp đều tăng cao so với những tuần trước đó. Sáng 19/10, có mặt tại khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 2 chúng tôi ghi nhận có rất nhiều cha mẹ đưa con đến bệnh viện vì con ho, sốt; các phòng bệnh đều chật kín và nhiều trẻ được cha mẹ cho nằm võng tại hành lang.
BS Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 2 cho biết, hiện có rất nhiều bệnh nhi tới khám và phải nhập viện nội trú vì bệnh hô hấp. Số bệnh nhi nằm điều trị tại khoa mỗi ngày dao động trên dưới 200 ca (trong khi ngày thường chỉ khoảng 100 ca) và có nhiều bệnh nhi viêm phổi nặng phải nằm phòng hồi sức cấp cứu. Thống kê từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh hô hấp, viêm phổi tại BV Nhi Đồng 2 đã lên tới trên 7 ngàn ca.
Còn tại Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 1 mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng trăm ca trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy đến khám và nhập viện. Hiện có khoảng 250 bệnh nhi mắc các bệnh đường tiêu hóa đang được điều trị nội trú tại đây. Đáng chú ý, tình hình khám chũa bệnh chung của BV Nhi Đồng 1 cũng đang khá “căng thẳng” khi mỗi ngày có tới trên 6 ngàn đến gần 7 ngàn lượt bệnh nhi đến khám. Số bệnh nhi nhập viện dự báo sẽ còn tăng lên nếu thời tiết nắng nóng kéo dài.
Trong khi đó, một số dịch bệnh khác cũng chưa hạ nhiệt như các bệnh thủy đậu, sởi, viêm màng não khiến các phòng bệnh của BV Nhi Đồng 1 luôn chật kín. Rất nhiều cha mẹ phải đưa bệnh nhi ra nằm hành lang, khuôn viên bệnh viện vì không đủ giường bệnh và cũng là để tránh cái nóng “như lò hơi” ở trong phòng bệnh.
Do vậy, ngoài việc các BS tích cực điều trị cho trẻ, các bậc cha mẹ cũng vất vả chăm sóc, tìm mọi cách “chống nóng”, hạ nhiệt cho con.
PV báo Sức khoẻ&Đời sống đã ghi lại một số hình ảnh tại BV Nhi Đồng 1 và BV Nhi Đồng 2:
Theo các BS, nhiễm khuẩn đường hô hấp và thời tiết nắng nóng dễ làm giảm sức đề kháng của trẻ và đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Để phòng ngừa và chăm sóc trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi các bậc phụ huynh cần lưu ý thực hiện những biện pháp sau: giữ thân nhiệt trẻ ổn định (trẻ nên được mặc quần áo mát mẻ khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh; không để trẻ nằm gần quạt máy, nằm phòng máy lạnh quá lâu, không cho trẻ đi chơi dưới trời mưa, trời nắng gắt hay ngoài trời quá khuya; tắm trẻ bằng nước ấm khi trời lạnh; giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng), cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ; tránh không cho trẻ tiếp xúc với người có bệnh, nhất là người đang bị bệnh về đường hô hấp và tránh để trẻ hít khói bếp, khói than, khói thuốc lá...
Khi trẻ mắc bệnh, nếu có biểu hiện bệnh trở nặng như không uống được hoặc bỏ bú, ngủ li bì, sốt cao, thở bất thường thì cần đưa trẻ đến BV kịp thời, phát hiện sớm viêm phổi nhằm tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ.
Bài, ảnh: Tuân Nguyễn
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan