Trẻ bị bạo hành có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người bị bạo hành khi còn nhỏ có nguy cơ cao hơn mắc chứng lo âu, trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe khác. Giờ đây, một nghiên cứu mới đã khẳng định rằng những trẻ em bị bạo hành khi 8-10 tuổi có nguy cơ mộng du, sợ hãi buổi đêm hoặc gặp ác mộng cao hơn khi 12 tuổi. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Đại học Warwick, Anh.
Các nhà khoa học nghiên cứu 6.796 trẻ từ 8-10 tuổi. Tất cả các trẻ đều được phỏng vấn về những lần bị bạo hành, và khi ở tuổi 12, được phỏng vấn bởi các nhà tâm lí học có kinh nghiệm về các trải nghiệm rối loạn giấc ngủ.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng các trẻ bị bạo hành trong khoảng thời gian từ 8-10 tuổi có nguy cơ mộng du, gặp ác mộng hoặc sợ hãi vào buổi đêm cao hơn những trẻ không bị bạo hành khi ở tuổi 12. Những trẻ bị bạo hành nghiêm trọng trong khoảng thời gian từ 8-10 tuổi có nguy cơ gặp cả ác mộng và chứng sợ hãi ban đêm khi 12 tuổi, trong khi những trẻ bị bạo hành và bạo hành những trẻ khác có nguy cơ cao nhất gặp phải bất kì chứng rối loạn giấc ngủ nào. Những trẻ bạo hành trẻ khác khi 8-10 tuổi, song không phải là nạn nhân của bạo hành không gia tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
Theo bác sĩ Lereya, mối liên hệ giữa việc bị bạo hành và rối loạn giấc ngủ có thể được giải thích bằng sự gia tăng mức độ căng thẳng ở những trẻ này. “Những cơn ác mộng có thể xảy ra khi sự căng thẳng vượt quá giới hạn, và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái lo lắng bẩm sinh có thể liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Song kể cả khi loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng trước đó, kết quả của chúng tôi vẫn cho thấy việc bị bạo hành làm gia tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ”.
Phương Hà (Theo Medical News Today 9/2014)
rối loạn giấc ngủ
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia