Tới “mùa”, lại lo... (!)
Có thể thấy, công tác quản lý, tổ chức lễ hội thời gian qua đã bước đầu tạo được sự đồng thuận trong xã hội; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách; có những chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà không thể giải quyết trong thời gian ngắn, đó là hiện tượng chen lấn, xô đẩy tại các lễ hội, nhất là các lễ hội quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày như lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định), lễ Cướp Phết (Vĩnh Phúc), đưa các linh vật ngoại lai vào các nơi thờ tự tâm linh... Đây là những lo lắng không chỉ của cơ quan chức năng mà của cả người dân trong dịp Tết đến, xuân về, khi mùa lễ hội sắp bắt đầu. Để xảy ra hiện tượng trên, đầu tiên phải do ý thức người dân khi tham gia các lễ hội, thứ hai là có sự lơi lỏng kiểm tra của cơ quan chức năng địa phương cũng như chưa có kế hoạch kỹ lưỡng trong công tác tổ chức...
Không ít các nhà quản lý cho rằng, chúng ta phải đổi mới cách thanh, kiểm tra, nên phân cấp thanh kiểm tra cho cấp địa phương, từ cấp địa phương phân cấp xuống cho các cấp dưới. Chỉ đến khi phân cấp được tốt thì quản lý lễ hội mới tốt hơn. Ngoài ra, các địa phương cũng cần tiếp tục thực hiện việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, hiện vật lạ không phù hợp với văn hóa Việt Nam trong các di tích, lễ hội. Việc loại bỏ các sản phẩm, hiện vật trong các di tích, nơi thờ tự, nơi công cộng thời gian qua ở nhiều địa phương đã được nhân dân rất đồng tình ủng hộ. Bên cạnh đó, ở những nơi có lễ hội quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày cần quan tâm thực hiện tốt vấn đề đảm bảo an toàn trật tự, an toàn giao thông, đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách thập phương, giữ gìn vệ sinh môi trường. Đối với các địa phương có lễ hội thu hút đông người, kéo dài nhiều ngày mà không gian tổ chức lễ hội nhỏ hẹp cần quy hoạch, sắp xếp lại cho phù hợp... Và quan trọng hơn, chính quyền địa phương cần quy hoạch lại rộng hơn, nơi nào để xe ôtô, nơi nào để xe gắn máy, nơi nào để hàng quán, tránh tình trạng lộn xộn, gây mất vệ sinh công cộng, ô nhiễm môi trường, gây phản cảm trong các mùa lễ hội.
Thống kê cho thấy, năm 2014 có khoảng 15 triệu người dân tham dự các lễ hội lớn, nhỏ diễn ra trên toàn quốc. Để công tác quản lý lễ hội năm 2015 đạt hiệu quả tốt, trong thời gian tới, được biết các cơ quan chức năng sẽ thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội năm 2015 tại 9 tỉnh, thành phố, việc thanh tra, kiểm tra trước mùa lễ hội sẽ diễn ra đến ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ. Sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, sẽ tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra việc tổ chức, quản lý lễ hội ở nhiều địa phương trong cả nước. Hy vọng với sự vào cuộc chủ động của cơ quan chức năng, người dân sẽ có một mùa lễ hội văn minh, an toàn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách.
Mạnh Linh
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
An toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết: Các đơn vị vào cuộc quyết liệt
Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Thanh Hóa: Nỗ lực cứu chữa nạn nhân
Phát hiện hai cơ sở kinh doanh thủy sản tiêm bột lạ vào tôm
Hà Nội: Nam thanh niên bất ngờ vứt xe bỏ chạy khi thấy CSGT
Xăng giảm giá 15 lần, vận tải giảm cước từ 1 - 25%
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?