Thụy Điển hướng tới “zero” tai nạn giao thông
suckhoedoisong.vn - Thụy Điển là quốc gia an toàn nhất thế giới về giao thông. Quốc gia này cũng đang hướng tới "zero" tai nạn giao thông.
Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander gửi lời chào Việt Nam.
Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Thụy Điển, ngày 24/4, Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander, ca sỹ Mỹ Linh trong vai trò Đại sứ Thiện chí và đại diện Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) đã trao tặng 500 mũ bảo hiểm và tham gia vào trò chơi nâng cao kiến thức giao thông cùng các em học sinh tiểu học trường Cát Linh. Bên lề sự kiện, Đại sứ Camilla Mellander đã chia sẻ với báo giới về ý thức giao thông của người dân Thụy Điển, quốc gia an toàn nhất thế giới về giao thông.
Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander
PV: Xin bà có thể chia sẻ bí quyết nào giúp Thụy Điển trở thành quốc gia an toàn nhất thế giới về giao thông?
Đại sứ Camilla Mellander: Hiện nay, Thụy Điển đang hướng tới mục tiêu “zero” tai nạn giao thông, nghĩa là tai nạn giao thông bằng “không”, hay đồng nghĩa với không còn tai nạn giao thông. Số người tử nạn vì tai nạn giao thông hiện nay ở Thụy Điển là 300 người/năm.
Giáo dục trẻ về an toàn giao thông được thực hiện rất sớm tại Thụy Điển. Luật an toàn giao thông được quy định rất chặt chẽ, đảm bảo mọi người khi tham gia giao thông đều phải đội mũ bảo hiểm, người đi xe đạp tự giác đi đúng vào làn đường. Thụy Điển cũng là đất nước đã phát minh ra dây đeo an toàn 3 điểm cho ô tô, để khi xẩy ra tai nạn, sẽ giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng.

Dây đeo 3 điểm cho ghế ngồi ô tô được kỹ sư Nils Bohlin, nhà phát minh người Thụy Điển tạo ra, là một trong những phát minh quan trọng nhất trong an toàn ô tô. Bohlin đã phát minh ra đây đeo 3 điểm thay thế cho dây đeo 2 điểm vào năm 1959, đưa vào sử dụng trong xe ô tô Volvo. Dây an toàn này góp phần giảm thiểu thương vong khi ô tô bị đâm, lắc và rung mạnh. Volvo ước tính loại dây đeo an toàn này đã góp phần cứu sống 1 triệu người trong vòng 4 thập kỷ qua.
PV: Theo bà, Việt Nam cần làm gì để nâng cao văn hóa giao thông và nhận thức của người dân về vấn đề này?
Đại sứ Camilla Mellander: Chúng ta cần chấp hành luật lệ giao thông, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em, người đi xe máy, xe đạp điện, nâng cao ý thức của người dân. Thụy Điển sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện, bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng cho Việt Nam.
PV: Ấn tượng của bà khi tham gia giao thông ở Việt Nam? Bà đã từng trải qua giây phút thót tim nào hay chưa?
Đại sứ Camilla Mellander: Mỗi lần thấy trẻ em đi xe đạp mà không đội mũ bảo hiểm trên đường phố Việt Nam, tôi cảm thấy rất lo lắng. Tôi cũng từng chứng kiến nhiều pha thót tim và tận mắt chứng kiến vài vụ tai nạn. Tôi cũng cảm thấy rất lo âu khi mà nhiều người đi xe máy, trong khi người lớn đội mũ bảo hiểm, nhưng trẻ em đèo trên xe lại không đội mũ bảo hiểm. Vì sự an toàn cho các em, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa về vấn đề này.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Các em cần được đảm bảo chăm sóc, an toàn và yêu thương, vì các em chính là thế hệ tương lai của chúng ta.
PV: Xin cảm ơn bà.
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 22.000 ca tử vong và 433.000 các ca chấn thương ở các cấp độ khác nhau do tại nan giao thông gây ra. Tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nhóm lứa tuổi 15 - 29 và nguyên nhân đứng hàng thứ hai cho nhóm các em trong lứa tuối 5-14. Với khoảng hơn 80% dân số trong độ tuổi dưới 50, các ca tử vong là mất mát to lớn đối với gia đình và cộng đồng. Các ca tử vong và chấn thương do tai nạn giao thông cũng gây thiệt hại về kinh tế cho xã hội. Theo tính toán của quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP), chỉ tính riêng năm 2010, Việt Nam thiệt hại khoảng 3,09 tỷ USD do các tai nạn giao thông, gần ngang bằng số tiền giải ngân nhận được từ các nhà tài trợ phát triển.
Chùm ảnh "Vui cùng giao thông" với sự tham gia của ca sỹ Mỹ Linh- Đại sứ Thiện chí chương trình kỷ niệm 45 năm ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander, đại diện AIP,...tại trường tiểu học Cát Linh, Hà Nội.
Bích Vân
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan