Thức ăn hâm lại có mất chất không?
Mẹ tôi thường hâm nóng thức ăn còn lại từ bữa trước để ăn các bữa sau, có khi hâm đi hâm lại nhiều lần như món cá kho. Tôi băn khoăn không hiểu mẹ tôi hâm nhiều lần thức ăn như thế có mất chất không. Xin hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề này?
Trần Thị Huyền Trang (huyentrang590@gmail.com)
Trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam có một số món ăn được chế biến ăn trong nhiều ngày như cá kho, thịt kho, tép rang... Cách chúng ta thường làm là bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm lại trước khi ăn bữa sau. Về dinh dưỡng, tùy loại thức ăn mà việc hâm nóng có ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn. Có loại hâm nhiều lần thì tốt, chẳng hạn cá kho, càng đun lại nhiều lần thì cá càng nhừ, ăn càng ngon và ăn được cả xương rất tốt cho sức khỏe. Có loại thức ăn khi đun lại nhiều lần sẽ mất chất như: canh rau, bún miến... đun nhiều lần sẽ bị nhũn, ăn không ngon, đồng thời nhiệt độ phân hủy hầu hết các vitamin. Trứng rán, thịt nướng, cá rán... mà hâm lại nhiều lần thì bị khô cháy, ăn mất ngon và độc hại do tạo thành chất aldehyt có thể gây ung thư.
Do đó, tùy món ăn mà chúng ta hâm lại nhiều lần hoặc không nên hâm lại nhiều lần. Cách tốt nhất là nên chế biến thức ăn theo khẩu phần như ở đơn vị quân đội hay bếp ăn tập thể vẫn áp dụng, để ăn vừa đủ từng bữa. Các loại thức ăn là rau, củ, quả, chỉ nên ăn bữa nào chế biến bữa nấy mới đảm bảo lượng vitamin trong thức ăn và ăn mới ngon. Trường hợp còn lại cất trong tủ lạnh thì khi ăn quay lại bằng lò vi sóng sẽ tốt hơn vì thời gian ngắn đỡ mất vitamin.
BS. Nguyễn Minh Hạnh
-
U22 Việt Nam ghi dấu ấn lịch sử, 'ẵm vàng" SEA Games 30
-
Di chuyển dân số có tác động quan trọng đối với sức khỏe công cộng
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mọi người Việt Nam sinh ra đều được chăm sóc tốt nhất
-
Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu ký kết chuyển giao nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tiễn
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia