Thành tựu y tế nổi bật của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Ngành y tế Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của y tế nước nhà và y học thế giới, nâng cao uy tín và vị thế của ngành và đất nước trên trường quốc tế.
Thành tựu y học kỹ thuật cao ghi dấu ấn trên bản đồ thế giới
Y học Việt Nam khẳng định được vị thế của mình trong các lĩnh vực như: ghép tạng, can thiệp tim mạch, ung bướu, nội soi phẫu thuật, can thiệp chấn thương chỉnh hình, ứng dụng tế bào gốc, hỗ trợ sinh sản, tách song sinh, nhãn khoa... Việc các bác sĩ Việt Nam ứng dụng và triển khai thành công những kỹ thuật cao đã từng bước đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, điều trị bệnh của người dân trong nước, góp phần hạn chế số người dân ra nước ngoài chữa bệnh và bước đầu thu hút người nước ngoài sang Việt Nam chữa bệnh. Tên tuổi các giáo sư, bác sĩ của Việt Nam cũng được nhiều nước trên thế giới biết đến.
Khống chế thành công những đại dịch toàn cầu
Trong công tác phòng chống dịch, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào lĩnh vực an ninh y tế toàn cầu. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS năm 2003, cũng như là quốc gia đầu tiên của Khu vực Tây Thái Bình Dương thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2010. Năm 2013, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đạt các năng lực cốt lõi của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR). Các dịch bệnh khác như cúm H5N1, H7N9, H1N1, H2N3, Ebola… được khống chế thành công, không để dịch xâm nhập vào Việt Nam. Với những thành công đó, Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia trên thế giới được Chính phủ Hoa Kỳ chọn thí điểm tham gia Mạng lưới an ninh y tế toàn cầu. Công tác phòng, chống lao, sốt rét, HIV cũng được được bảo đảm và đạt các kết quả tích cực, là cơ sở để Việt Nam được các nước mời chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực này.
Sau 14 năm phấn đấu, Việt Nam đã chính thức trở thành 1 trong 39 nước được WHO công nhận đạt tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý Quốc gia về vaccine (NRA) vào năm 2015. Thành công này không những giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu vaccine ngoại mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu cho vaccine nội, đồng thời hỗ trợ tích cực cho công tác tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất được nhiều loại vaccine, trong đó có 10 vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việt Nam cũng đã học tập được các công nghệ của Nhật Bản trong việc sản xuất và điều chế các loại vaccine.
Bộ trưởng Y tế PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự kỳ họp Hội đồng chấp hành của Đại hội đồng Y tế Thế giới tháng 5.2016
Việt Nam sớm đạt các mục tiêu thiên niên kỷ về y tế
Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt là 5 mục tiêu liên quan đến y tế. Việt Nam đã hoàn thành và cần duy trì bền vững các chỉ tiêu giảm 1/2 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và giảm 1/2 tỷ lệ người dân không được tiếp cận nước an toàn và điều kiện vệ sinh cơ bản. Các mục tiêu còn lại đều đã giảm nhanh và đạt mục tiêu đề ra vào năm 2015, đó là: giảm 2/3 tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi; giảm 3/4 tỷ số tử vong mẹ; phổ cập tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản; chặn đứng và bắt đầu đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS; tiếp cận phổ cập tới điều trị HIV/AIDS cho tất cả những người có nhu cầu; chặn đứng và bắt đầu giảm số trường hợp mắc sốt rét và các bệnh phổ biến khác.
Dấu ấn Việt Nam trong hội nhập y tế
Việt Nam - chủ nhà của nhiều sự kiện y tế khu vực và toàn cầu
Liên tục trong các năm qua, Việt Nam đã đăng cai tổ chức và chủ trì thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn và các sự kiện quốc tế quan trọng như: Hội nghị Bộ trưởng APEC về cúm gia cầm và đại dịch cúm; Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN, ASEAN +3; Hội nghị các đối tác Liên minh tiêm chủng và vaccine toàn cầu; Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO. Việc tổ chức thành công các sự kiện y tế quốc tế quan trọng đã khẳng định thêm một bước quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền y tế thế giới.
Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Việt Nam đã đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ và cán bộ y tế cho các nước láng giếng như Lào, Campuchia. Trong những thiên tai thảm họa, như cơn bão Nargis năm 2013, Việt Nam cử chuyên gia sang giúp đỡ Myanmar. Việt Nam cũng đã cử hàng trăm lượt chuyên gia sang các nước châu Phi chữa bệnh cho người dân và được các nước đánh giá cao. Khi xảy ra dịch bệnh, Việt Nam cử đội ngũ chuyên gia y tế sang giúp các quốc gia.
Với những đóng góp tích cực, Việt Nam ngày càng được tín nhiệm bầu vào các vị trí quốc tế quan trọng, như Chủ tịch Hội nghị các Bộ trưởng Y tế ASEAN, thành viên Hội đồng Chấp hành toàn cầu của WHO và các vị trí quốc tế quan trọng khác.
Thời gian tới, dù còn nhiều khó khăn, song với sự quan tâm và đầu tư của toàn hệ thống chính trị, nỗ lực của toàn ngành, sự tham gia tích cực của người dân và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, ngành y tế sẽ tiếp tục hội nhập, phát triển, đóng góp chung vào quá trình hội nhập quốc tế của đất nước và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
TS. BS. Trần Thị Giáng Hương
(Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế)
-
Từ LIỆT NỬA NGƯỜI sau tai biến đến đi lại bình thường, bí quyết của người đàn ông này cực ĐƠN GIẢN
-
Trút bỏ nỗi lo đặt stent do hẹp mạch vành, thiếu máu tim với cách này
-
Nam giới SINH LÝ KÉM, cơ thể suy nhược, tiểu đêm lâu năm phải làm sao?
-
Run tay chân không rõ nguyên nhân - vẫn có cách giảm run hiệu quả
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát vụ đảo chính, không có khu vực cấm bay ở Ankara
Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng tham mưu trưởng bị bắt làm con tin
Người dân Pháp thất vọng về hệ thống pháp luật sau vụ thảm sát xe tải
Các nước Thái Bình Dương tham gia đào tạo cứu trợ thảm họa ở Đà Nẵng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:Thúc đẩy cơ chế đàm phán trên Biển Đông tiến triển
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
.jpg)
-
Duy nhất hiện nay tại Việt Nam, viên uống hỗ trợ chiều cao được FDA Mỹ chứng nhận
-
Bố mẹ lùn có thể cao nhờ viên uống Mỹ
-
Phá tan định luật lùn do di truyền với hỗ trợ từ viên uống Mỹ
-
Lùn không còn là nỗi lo cho bố mẹ nhờ viên uống Mỹ
-
Con dậy thì chiều cao vẫn khiêm tốn, bố mẹ nên biết thứ này
-
Rất nhiều bố mẹ Việt chọn viên uống Mỹ này giúp con tăng chiều cao
-
Nhiều nét mới tại Lễ hội Gò Đống Đa 2019
SKĐS - Theo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, Lễ hội Gò Đống Đa năm Kỷ Hợi sẽ diễn ra vào ngày 9/2 (mùng 5 Tết 2019) với nhiều nét đặc sắc, độc đáo, đa dạng hơn những năm trước. - Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
- Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa