Tạo hình vành tai từ sụn xương sườn: Đẹp không kém gì tai tự nhiên
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật chỉnh hình, BV Tai Mũi Họng Trung ương phối hợp với Đoàn chuyên gia đến từ Mỹ đã tiến hành phẫu thuật chỉnh hình vành tai miễn phí cho 58 bệnh nhân dị tật vành tai bẩm sinh, khiếm khuyết vành tai do tai nạn… bằng sụn sườn và vạt da tự do. Phương pháp này giúp ích rất lớn cho bệnh nhân trong việc định hướng chức năng nghe, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, đẹp không kém gì so với vành tai tự nhiên.
Xóa tan mặc cảm cho người bệnh
Cháu Nguyễn Minh P., 9 tuổi (Hà Nội) bị dị tật vành tai bẩm sinh vừa trải qua cuộc phẫu thuật chỉnh hình vành tai. Mới là ngày thứ 2 nằm điều trị tại Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình, BV Tai Mũi Họng Trung ương nhưng bé P. trông rất khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào, tình trạng sức khỏe tiến triển tốt.
Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe&Đời sống, bố đẻ bé P. không giấu nổi sự vui mừng cho biết, sau 9 năm chung sống với vành tai dị tật, nay con anh đã được tạo hình vành tai mới giúp cháu tự tin, xóa bỏ mặc cảm vì bị bạn bè trêu đùa do không có vành tai.
Nằm ngay giường bên cạnh là trường hợp một bệnh nhân nam N.T.V, 27 tuổi (quê Hà Tĩnh). Người nhà bệnh nhân cho biết, 4 năm trước, trong một lần bị bỏng do xăng nên anh V. đã bị mất vành tai. Sau quá trình điều trị bỏng, anh V. cũng khá ngại ngùng, mặc cảm với vành tai bị khiếm khuyết của mình. Lần này, biết được thông tin các bác sĩ thăm khám, phẫu thuật miễn phí cho người bị khuyết tật vành tai nên anh V. đã đăng ký và được tạo hình vành tai mới.
PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh thăm khám cho bệnh nhân.
Theo PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, Trưởng khoa Phẫu thuật Chỉnh hình (BV Tai Mũi họng Trung ương), Trưởng Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐH Y Hà Nội, hiện nay tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng ước tính tỉ lệ bệnh nhân dị tật vành tai bẩm sinh ở nước ta khá cao so với các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị khuyết tật vành tai tại khoa Chấn thương Chỉnh hình có xu hướng gia tăng đáng kể. Đa số trẻ em bị thiểu sản vành tai độ 3, không có hoặc có rất ít khung sụn vành tai.
“Vành tai tuy nhỏ nhưng có tác dụng trong việc định hướng âm thanh, hoặc đơn giản như việc đeo kính, đeo khẩu trang nếu không có vành tai thì rất khó khăn. Việc áp dụng phương pháp chỉnh hình vành tai bị khiếm khuyết vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống, giao tiếp xã hội và sớm hòa nhập cộng đồng”- PGS. Cảnh nói.
Có được vành tai mới từ sụn xương sườn
Theo PGS. Cảnh, điều quan trọng nhất trong phẫu thuật chỉnh hình vành tai là cấy sụn và nâng vành tai lên. Để tạo hình vành tai, các bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo khung sụn lấy từ sụn xương sườn, tạo hình khung sụn vành tai giống hệt vành tai thật. Sau đó tiến hành cấy vào vị trí vành tai, dựng vành tai lên để có góc giống với vành tai thật. Trung bình một cuộc phẫu thuật chỉnh hình vành tai thì 1 sẽ mất khoảng 4-5 giờ đồng hồ bao gồm việc lấy sụn, tạo hình sụn và cấy vào tai. Ở những thì 2, thì 3 việc chỉnh hình vành tai đơn giản và đỡ mất thời gian hơn.
Sụn được lấy từ xương sườn để tạo khung sụn vành tai.
“Phẫu thuật chỉnh hình vành tai phức tạp ở chỗ cấu trúc vành tai khá đặc biệt, yêu cầu làm sao để tạo hình vành tai giống với vành tại tự nhiên. Bên cạnh đó còn là các tiêu chí về mặt thẩm mỹ như góc, cạnh, kích thước, màu sắc da phải giống với vành tai còn lại để người ngoài nhìn vào khó có thể phân biệt được. Đây cũng là phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công tạo hình mới tạo được vành tai hoàn chỉnh, nếu sơ xảy dễ nhiễm trùng khó khắc phục…”- PGS. Cảnh cho hay.
PGS. Cảnh cho biết thêm, lứa tuổi để phẫu thuật lý tưởng thường từ 9-10 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, trẻ đáp ứng đủ tiêu chuẩn về cân nặng, sức khỏe để tiến hành gây mê trong một cuộc phẫu thuật kéo dài. Điều quan trọng nữa là đảm bảo lấy được đủ sụn tạo hình vành tai. Trong khi đó, ở người lớn, xương sườn thường bị xương hóa, phần sụn lấy được ít hơn, việc tạo hình vành tai cũng bị hạn chế hơn.
So với phương pháp tạo hình vành tai bằng silicon thì việc tạo hình vành tai bằng vật liệu tự thân từ sụn xương sườn dễ thích nghi với cơ thể hơn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên thăm khám định kỳ để bác sĩ đánh giá sự tiến triển của phần sụn. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân mới phẫu thuật cần tránh va chạm vào vùng vành tai phẫu thuật vì trong vành tai là sụn cứng, ngoài là màng da rất mỏng dễ làm tổn thương da và sụn.
BV đã xây dựng các chương trình hợp tác viện trợ phát triển với nhiều tổ chức quốc tế trong việc triển khai dự án phòng chống điếc và nghễnh ngãng; nghiên cứu thính học và phục hồi chức năng cho trẻ điếc; giúp đỡ trẻ em điếc – câm; thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ trong Tai Mũi Họng. Từ năm 2006 tới nay, luôn có 1 đoàn các chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ Tai Mũi Họng sang BV thực hiện công tác giảng dạy và trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân; triển khai chương trình cấy điện cực ốc tai…
Dương Hải
tạo hình
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
Kha ai (Khaai5289@gmail.com)
Ly (0978900540)
Đoàn Thị Thu Hiền (H01282117908@gmail.com)
Nguyễn thị trang (Nt28224@gmail.Com)
Bui thanh vui (01666666141)
Hoangthuytrang (hoangthuytrang8x@icloud.com)
Nguyễn thi thu thuy (Nguyenthithuthuy181295@.gmail,.com)
Pham thương (Bilun14-02-1991@,com,vn)
Huỳnh vũ lịnh (Huynhvulinh@gmail.com)