1.270 tỷ đồng cho 6 địa phương để hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Theo đó, 1.270 tỷ đồng này được trích từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2019, cấp cho 6 địa phương, gồm: Hải Dương 280 tỷ đồng, Hưng Yên 180 tỷ đồng, Thái Bình 335 tỷ đồng, Hà Nam 175 tỷ đồng, Nam Định 225 tỷ đồng, Quảng Ninh 75 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề nghị các địa phương này chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện rút dự toán số kinh phí hỗ trợ nêu trên tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 119/2018/TT-BTC ngày 5/12/2018 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019.
Đồng thời, phải quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí tạm cấp nêu trên, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Chủ động sử dụng nguồn NSTW hỗ trợ và các nguồn lực của địa phương, nguồn lực huy động hợp pháp khác để kịp thời xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh, không để phát sinh các ổ dịch mới cũng như kịp thời khôi phục sản xuất.
Chôn lấp xác lợn chết do nhiễm dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương được tạm cấp kinh phí hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp xã thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại bảo đảm công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức hỗ trợ theo quy định của cấp có thẩm quyền. Kết thúc đợt dịch bệnh hoặc cuối năm, căn cứ kết quả thực chi của địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Được biết, trước đó, trên cơ sở tờ trình đề xuất của Bộ Tài chính, ngày 12/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 716/QĐ-TTg tạm cấp 1.270 tỷ đồng cho 6 địa phương nêu trên.
Đây là 6 địa phương dịch bệnh xảy ra ở phạm vi rộng (toàn bộ địa bàn các huyện của tỉnh), cơ chế lây lan nhanh, phức tạp, kéo dài, cường độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ lợn chết khi đã nhiễm bệnh cao, trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị bệnh. Do đó, nhu cầu kinh phí NSNN hỗ trợ tiêu hủy lợn nhiễm bệnh trên địa bàn các tỉnh này là rất lớn, vượt quá dự phòng của ngân sách địa phương.
Được biết, theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 24/6/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 60 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng là 2 địa phương mới nhất vừa thông báo có ổ dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, chỉ còn 3 địa phương nữa chưa xuất hiện ổ dịch là Bến Tre, Ninh Thuận và Tây Ninh.
Theo nhận định của các chuyên gia , việc 3 tỉnh còn lại xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi chỉ là vấn đề thời gian. Bởi đến nay vẫn chưa có vắc xin điều bị bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong khi đó mầm bệnh đã xuất hiện ở mọi nơi và rất khó kiểm soát nên có thể xâm nhiễm bất cứ lúc nào.
Đáng chú ý, mặc dù đã áp dụng rất nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nhưng tại một số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn đã xuất hiện ổ dịch. Đây là mối lo lớn nhất của các nhà quản lý, bởi các trang trại này có quy mô đàn từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn con, thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
Cụ thể, ngày 24/6, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận ổ dịch lớn nhất từ trước đến nay tại trại lợn của Công ty chăn nuôi lợn Phú Sơn (huyện Trảng Bom) với tổng đàn gần 20.000 con. Đây là ổ dịch quy mô rất lớn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sắp tới, Cục Thú y sẽ làm việc với Đồng Nai, bàn phương án xử lý vấn đề này.
Theo nhận định của Cục Thú y, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn đang có diễn biến hết sức phức tạp, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Do đó, các địa phương cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt, biện pháp hữu hiện nhất lúc này chính là chăn nuôi an toàn sinh học.
Ngoài ra, đã có 359 xã thuộc 138 huyện của 29 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy tại các ổ dịch cũ này 173.741 con. Thời gian qua, đã có 75 xã thuộc 18 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh.
Lê Hồng
-
Hai chân tê bại, không đi được do THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM, ông ấy vui mừng khi biết đến...
-
Mất 5 năm mới tìm được cách giảm run chân tay, hồi hộp, lo âu
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Đáp án Đề thi môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Phú Thọ: Để "lọt" đề thi Ngữ văn thí sinh và giám thị bị đình chỉ ngay trong chiều nay
Đà Nẵng: sẽ thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng tại trung tâm
60 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, 2,8 triệu con lợn bị tiêu hủy
Gợi ý giải Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Những cách dễ dàng để giảm cân
SKĐS - Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống của bạn và một số bữa ăn được lên kế hoạch tốt có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng. - Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày