Sự thăng trầm của một dòng tranh
Tranh cổ động với mục đích phục vụ cho tuyên truyền chính trị - xã hội, ý tưởng sâu sắc, tính thời sự cao, biểu đạt rõ ràng, thuyết phục…, là dòng tranh đặc thù ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, dường như dòng tranh này có số phận đặc biệt khi nó gắn chặt với sự biến chuyển mạnh mẽ của lịch sử, kinh tế, xã hội đất nước.
Thời kỳ cũ nhưng thông điệp thì vượt thời gian
Đó chính là nhận xét của một người sưu tầm tranh cổ động Việt Nam, đại diện cho một quỹ đầu tư có tiếng trên thế giới. Việt Nam từng ghi dấu những thành tựu rực rỡ của tranh cổ động trong một thời kỳ dài với khối lượng tác phẩm đồ sộ theo sát nhịp đập lịch sử của đất nước. Có thể nói, tạo đà cho sự nở rộ này chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh với bức Việt Nam độc lập thổi kèn loa đăng trên báo Độc Lập năm 1941. Cũng thời kỳ này, một loạt tên tuổi có tiếng trong làng hội họa cũng chấp bút vẽ tranh cổ động. Họa sĩ Tô Ngọc Vân với Hà Nội vùng đứng lên, Trần Văn Cẩn với Nước Việt Nam của người Việt Nam, Lương Xuân Nhị với Tại sao và chết cho ai?… Hiện thực hào hùng của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã truyền cảm hứng và đề tài cho tranh cổ động. Cho nên, dù với vật liệu hết sức thô sơ, điều kiện sáng tác khó khăn… nhưng thời kỳ này lại đánh dấu những thành tựu đỉnh cao của dòng tranh này. Dù hô hào động viên tinh thần quyết chiến với kẻ thù, ca ngợi lao động sản xuất… nhưng những bức tranh không hề khô cứng như tưởng tượng của nhiều người. Trong họp báo triển lãm tranh cổ động Việt Nam tại Praha (2010), một vị giáo sư nước ngoài đã rất thích thú khi nói rằng: “Qua cuộc triển lãm tranh cổ động Việt Nam lần này, những ai có ý nghĩ xấu về cộng sản và về Việt Nam sẽ được xóa đi, ngoài ý nghĩa về nghệ thuật thì qua những bức tranh cổ động này thấy những người cộng sản Việt Nam là những người rất lãng mạn, nhân văn và có lòng vị tha, hầu như họ không vẽ đả kích kẻ thù của mình; không thấy có tư tưởng kích động hận thù, các tấm áp phích đều mang tính thơ mộng một cách bất ngờ…”.

Sau năm 1975, cùng với lịch sử dân tộc, tranh cổ động Việt Nam cũng bước sang một thời kỳ mới. Các họa sĩ vẽ tranh cổ động thời kỳ này ai cũng thuộc nằm lòng công thức: Trời xanh mây trắng lúa vàng/ Công nông binh sĩ xếp hàng tiến lên… Màu sắc tươi mới, chất liệu phong phú, dường như tranh cổ động thêm một lần tỏa sáng khi hòa mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sôi nổi trên khắp đất nước.
Và tranh của thời kỳ mới
Khi Việt Nam mở cửa hội nhập cũng là lúc các trào lưu và trường phái hội họa du nhập khiến cho diện mạo của hội họa Việt Nam phong phú, bất ngờ hơn bao giờ hết. Tranh cổ động thưa vắng dần và có lẽ cũng dần mất đi ngọn lửa nhiệt huyết của tuyên truyền. Hình như ngày nay, chúng được sản xuất định kỳ, tức là được tung ra trước những chiến dịch lớn như bầu cử, Đại hội Đảng…, trước mỗi ngày lễ kỷ niệm hay trong một chiến dịch an ninh, xã hội quan trọng… Tranh cổ động dường như đã mất đi nhiều tính thời sự và hiện thực. Các nhà sưu tầm nước ngoài yêu thích tranh cổ động Việt Nam xưa vì chúng phản ánh trung thực hiện thực hào hùng trong hai cuộc chiến tranh. Thử hỏi, vài chục năm nữa, muốn hiểu về lịch sử Việt Nam thời kinh tế thị trường, liệu tranh cổ động ngày nay có đủ sức hấp dẫn các nhà sưu tập quốc tế? Đáng buồn hơn, loại hình nghệ thuật đòi hỏi tính sáng tạo cao này lại tồn tại chuyện sao chép ý tưởng. Buồn hơn nữa là ban giám khảo - những người có chuyên môn cao trong một cuộc thi cũng không phát hiện ra sự sao chép này. Ngày nay, những thông tin về tranh cổ động chưa bao giờ nóng trên các mặt báo, năm thì mười họa mới thấy có một cuộc triển lãm, vài ba cuộc thi sáng tác… Như một nữ hoàng đang dần lui về lãnh cung, thi thoảng xuất hiện trước triều thần cho đúng nghi thức, tranh cổ động Việt Nam bắt đầu một thời kỳ trầm lắng. Thậm chí, một họa sĩ già nhiều suy tư còn hài hước một cách chua chát rằng: nhìn tranh cổ động ngày nay, gần như thấy hết được mặt trái của một nước nông nghiệp đang phát triển: tai nạn giao thông, đông dân, môi trường ô nhiễm… Chúng ta không thể “ép” nghệ thuật sống lại thời hoàng kim của nó, nhưng ít nhất nên trả lại cho tranh cổ động một diện mạo riêng trong khu vườn hội họa hiện đại - nơi các trào lưu, khuynh hướng sáng tạo “trăm hoa đua nở” như hiện nay.
Minh Châu
-
ĐAU BUỐT từ lưng đến gót chân, tê bì chân tay vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM. Ông ấy đã cải thiện nhờ…
-
Tôi nuối tiếc khi vợ bị parkinson mà không biết cách này sớm hơn
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
-
Ông Hoàng Trung Hải vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật
-
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế
-
Đình chỉ 3 cá nhân liên quan đến gian lận xét nghiệm tại Bệnh viện Xanh Pôn
-
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? 4 biến chứng cần biết
- Ưu đãi trọn gói, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên trong tầm tay
- Bệnh viện Hữu Nghị khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách
- Phòng và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da an toàn, hiệu quả từ tinh dầu thảo dược
- Cá ngựa - thuốc ôn thận tráng dương
- Cứu sống sản phụ bị nhau bong non thể nặng trên nền vết mổ cũ
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi