Chỉ trong 2 tháng qua, Nguyễn Tiến Minh đã gặt hái được những thành công vượt ngoài mong đợi khi anh lần lượt vào đến bán kết giải Singapore mở rộng, vô địch giải Mỹ mở rộng và mới đây nhất là tấm HCĐ giải vô địch thế giới 2013 tại Quảng Châu - Trung Quốc. Có dõi theo những bước đi của tay vợt số 1 Việt Nam này mới hiểu lời chia sẻ của anh ngay khi từ Quảng Châu trở về trong những ngày tháng 8 vừa qua: "2 tháng thôi mà vui hơn 10 năm anh ạ!".
Chập chững lên chuyên
Tháng 3/2002, Tiến Minh làm bùng nổ cả cầu trường Nhà thi đấu Phan Đình Phùng trong khuôn khổ giải Satellite Việt Nam khi đánh bại đương kim vô địch đồng thời là hạt giống số 1 của giải là Tam Lok Tin (Hồng Kông) ở trận bán kết đơn nam. Tuy chỉ giành ngôi á quân tại giải này và đứng sau tay vợt người Thái Lan có thứ hạng khá cao nhưng tấm HCB năm ấy được xem là bệ phóng để Tiến Minh vươn lên những đỉnh cao mới.
Không thành công trong năm 2003 ở cả giải VĐQG lẫn SEA Games 22 do chấn thương, Tiến Minh vẫn là niềm hy vọng số 1 của cầu lông Việt Nam. Anh khởi đầu năm 2004 bằng chiến thắng trước tay vợt Anupap (Thái Lan, hạng 97 thế giới) rồi thua sít sao 12/15 và 10/15 trước tay vợt số 2 thế giới Lin Dan (Trung Quốc) ở vòng loại Thomas Cup. Tiến Minh sau đó vào đến vòng 32 giải vô địch châu Á rồi thi đấu rất tốt ở 2 giải Satellite Việt Nam (vào đến chung kết) và Singapore (bán kết). Góp mặt tại giải Gagnum ABC Malaysia Satellite cuối tháng 11/2004, Tiến Minh lần lượt vượt qua Law Yew Thien, Sairul Amar Ayob rồi thắng dễ dàng Tommy Sugiarto (Indonesia) ở bán kết trong 2 ván. Ở trận chung kết, với niềm hy vọng số 1 của nước chủ nhà là Lee Tsuen Seng (hạng 105 thế giới), Nguyễn Tiến Minh - kém Lee 25 bậc - đã làm sững sờ các cổ động viên chủ nhà. Cuộc lội ngược dòng trong cả 2 ván đấu, Tiến Minh ghi liền 10 điểm để thắng ván thứ nhất (15/11) rồi cũng với 10 điểm liên tiếp, anh kết thúc luôn ván thứ nhì (15/12), trở thành tay vợt Việt Nam đầu tiên đăng quang ở một giải đấu trong hệ thống chính thức của Liên đoàn Cầu lông châu Á.
![]() Tiến Minh hạnh phúc bên mẹ. |
Trong mắt giới chuyên môn khu vực, một thời là cái nôi của cầu lông thế giới với 2 cường quốc Indonesia và Malaysia, sự kiện tay vợt vô danh Tiến Minh vô địch giải đấu này là bất ngờ quá lớn. Cầu lông Việt Nam trước đó chưa bao giờ được đánh giá cao khi không có một tên tuổi sáng giá nào. Một tay vợt trông gầy gò với chiều cao khiêm tốn - chưa đầy 1,70m mà nền tảng thể lực không thể chê vào đâu được, khả năng phản xạ cực nhanh và kỹ thuật khá toàn diện, tiến bộ từng ngày. Từ chỗ chỉ được góp mặt ở các giải Challenger hay Satellite, Tiến Minh dần giành suất tham dự các sân chơi đẳng cấp như Grand Prix rồi Super Series. 10 năm với 2 lần vươn lên vị trí thứ 5 thế giới, liên tục giữ vững thứ hạng trong tốp 10 là điều mà không phải VĐV Việt Nam nào cũng có thể đạt tới.
Chưa có số liệu cụ thể nhưng kể từ khi trở thành tay vợt chuyên nghiệp, có tên trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới, Tiến Minh trở thành gương mặt tiêu biểu về một VĐV thể thao sống được và sống khỏe bằng chính nghiệp mà mình đam mê, theo đuổi. Tính riêng tấm HCĐ thế giới vừa giành được đã mang lại cho Tiến Minh trên 200 triệu đồng tiền thưởng. Việc anh thi đấu thuê cho một CLB ở Ấn Độ với giá trên 40.000 USD chỉ trong vòng vài tuần lễ cũng là chuyện hy hữu của thể thao Việt Nam mà ngoài anh, mới chỉ có kỳ thủ cờ vua Lê Quang Liêm được trải nghiệm chuyện sống bằng nghề từ chính tài năng của mình.
Nghịch lý cầu lông Việt Nam
Trò chuyện với giới chuyên môn, nhiều người nhìn nhận Tiến Minh không có duyên với đấu trường SEA Games (5 kỳ liên tiếp) dù ở sân chơi này, đẳng cấp các tay vợt hoàn toàn không thể sánh bằng các giải đấu chính thức của châu lục hay thế giới. Dư luận lên tiếng mãi, 2 kỳ SEA Games gần đây nhất, Tiến Minh và đồng đội mới có được sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài cũng như có "quân xanh" tập luyện trước giải, do ngành TDTT TP.HCM thuê giá vài nghìn USD. Có lẽ chỉ hết SEA Games năm nay và thêm một vài năm chinh chiến quốc tế nữa, Tiến Minh sẽ từ giã nghiệp thi đấu, nhường sân chơi lại cho các tay vợt đàn em mà có lẽ không biết bao giờ mới có người đuổi kịp thành quả của anh. Những khoảng trống mênh mông, khởi nguồn từ công tác đào tạo trẻ thiếu chặt chẽ, chỉ chăm hớt ngọn thành tích mà không chú trọng đến nền tảng cơ bản lâu dài. Tầm cỡ như Minh mà rất nhiều giải quốc tế, chỉ biết xách vợt "đơn thương độc mã" chinh chiến, không HLV, không đồng đội, chẳng chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ đồng hành. Mọi chuyện từ ăn, ở, tập luyện chỉ là con số 0, nhất là khi thi đấu, không có HLV để tư vấn, phân tích thế trận khi gặp các đối thủ mạnh. Thua không có ai chia sẻ, đến cả thắng trận, thậm chí vô địch cũng không người thân, đồng đội cận kề chia vui.
Hơn 10 năm qua, lịch trình làm việc mỗi ngày của Minh kín đặc từ tập thể lực đến tập kỹ thuật, tối về nhà cũng phải lên máy tập luyện. Ròng rã suốt thời gian qua, anh chỉ có khái niệm cầu lông, tập luyện, thi đấu và hết! Cũng vì không có thầy riêng, Minh phải tự nghiên cứu lối chơi của mọi đối thủ, tự mày mò các phương pháp tập luyện hiện đại qua sách vở, báo chí và mạng internet...
Hậu phương lớn của nhà vô địch
Trần Phương
-
Bóng đá Việt Nam sau những chiếc Huy chương Vàng lịch sử
SKĐS - Với màn trình diễn tuyệt vời trong trận chung kết SEA Games 30 với U22 Indonesia, U22 Việt Nam đã giành được chiếc Huy chương Vàng lịch sử một cách xứng đáng.
-
Giành vàng tại chung kết, Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam nhận hàng tỷ đồng tiền thưởng
-
Đội tuyển nữ Việt Nam hạ Thái Lan, bảo vệ thành công ngôi hậu SEA Games
-
Tuyển nữ Việt Nam – Thái Lan: Kỳ phùng địch thủ tranh ngôi Hậu
-
Dàn hoa hậu Philippines diễu hành mở màn Sea Games 30
-
Bốc thăm chia bảng Euro 2020: Bồ Đào Nha, Pháp và Đức vào chung bảng đấu
-
Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 30: Tất cả đã sẵn sàng cho SEA Games 30
-
Top 5 cầu thủ bóng đá có chỉ số thông minh IQ cao nhất thế giới
-
Việt Nam chọc thủng lưới Thái Lan 2 lần, vẫn phải chấp nhận trận hòa 0-0