Rumani đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên EU Khó khăn vô vàn, thách thức chồng chất
Đây là lần đầu tiên Rumani đảm nhận cương vị này kể từ khi gia nhập EU hồi năm 2007. Dù vậy, nhiệm kỳ Chủ tịch EU đầu tiên của Rumani đang bị phủ bóng bởi những nghi ngờ về năng lực của quốc gia này, nhất là trong điều kiện nội bộ Rumani đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề cải cách tư pháp – một trong những yếu tố khiến Rumani vẫn nằm trong diện kiểm soát đặc biệt của EU. Từ câu chuyện của Rumani, có thể thấy rõ những đám mây màu xám tiếp tục lớn dần che phủ tương lai EU năm 2019.
Ý kiến nghi ngại về năng lực lãnh đạo của Rumani khi đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean Claude Juncker đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn một tờ báo Đức ngay trước thềm lễ tiếp quản cương vị này của Rumani. Trong đó, ông Jean Claude Junckercho rằng dù tin tưởng Rumani đã có sự chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật, song ông không dám chắc quốc gia này đã sẵn sàng về mặt chính trị để đảm nhận cương vị Chủ tịch của cả khối. Nỗi lo ngại của ông Jean Claude Junckerkhông chỉ xuất phát từ yếu tố kinh tế khi Rumani là một trong những nước nghèo nhất châu Âu, mà chủ yếu xuất phát từ kế hoạch cải cách tư pháp mà nước này đang thực hiện.
Chính phủ Rumani đã đề xuất một lệnh ân xá tội danh hình sự cho các chính trị gia bị cáo buộc tham nhũng. Đề xuất này được cho là sẽ sớm được thông qua và EU đã cảnh báo mọi việc có thể vượt qua "giới hạn đỏ". Cần nhắc lại rằng Rumani đã gia nhập EU từ năm 2007, nhưng đến nay hệ thống tư pháp của nước này vẫn nằm dưới sự giám sát đặc biệt của EU do những lo ngại kéo dài về vấn đề tuân thủ luật pháp và chống tham nhũng. Đây cũng là nguyên nhân khiến Rumani hiện chưa được chấp nhận vào khu vực tự do đi lại châu Âu Schengen –một vấn đề gây khá nhiều bất bình cho chính phủ Rumani.
EU sẽ đối mặt với nhiều khó khăn năm 2019 vì vấn đề Brexit và chia rẽ nội khối?
Nếu như sức ép và nghi ngại đang đè nặng lên vai Rumani thì bản thân quốc gia này cũng đang phải đối mặt với nhiều chia rẽ. Tổng thống Rumani Klaus Iohannis được coi là người ủng hộ những yêu cầu cải cách của Liên minh châu Âu. Nhưng nhà lanh đạo này cũng đã phải lên tiếng thừa nhận đất nước của ông chưa sẵn sàng để hoàn thành nhiệm vụ, cho thấy ông có sự đồng thuận với cách nhìn nhận về vấn đề cải cách tư pháp của EU. Thế nhưng, khác với ông Iohannis, Chính phủ cánh tả hiện nay của Rumnai đứng đầu là Thủ tướng Viorica Dancila lại rất bất đồng với EU. Thậm chí, nhiều quan chức trong chính phủ Rumani hiện nay cho rằng nhận xét của EU về năng lực của Rumani xuất phát từ những định kiến rằng Rumani chỉ là “quốc gia hạng hai” ở châu Âu. Thủ tướngDancila, thành viên của đảng Dân chủ Xã hội nhiều lần bày tỏ quan điểm chung chính phủ rằng Rumani cần được tự do thông qua luật riêng của mình. Rõ ràng, những động thái kiên quyết này cho thấy chính phủ Rumani khó có thể thỏa hiệp với những yêu cầu từ phía châu Âu cũng như Tổng thống Iohannis.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean Claude Juncker đã nói rằng, sự đoàn kết và thống nhất chính là yếu tố cần thiết nhất với Rumani lúc này để có thể tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên EU. Bởi ở vị trí này, Rumani sẽ phải dung hòa và thống nhất rất nhiều chính sách quan trọng chung của toàn khối, và một khi không thống nhất được nội bộ trong nước, làm sao có thể thống nhất được toàn bộ 27 nước thành viên khác của EU?
Trong bối cảnh khó khăn của Rumani, thì thách thức đối với EU cũng không hề kém. Nếu như năm 2018, cuộc khủng hoảng người di cư đã được kiểm soát, an ninh được đảm bảo tốt hơn và kinh tế tiếp tục đà phục hồi, thì một năm qua bộc lộ những mâu thuẫn sâu sắc trên con đường nhất thế hóa của EU, bất chấp những nỗ lực của Đức và Pháp.Ngay cả bản thân 2 “đầu tầu EU” là Pháp và Đức cũng không thể kiểm soát được tình hình chính trị nội bộ của mình. Đối với Đức, chính trường Đức đã trải qua giai đoạn bế tắc nhất trong lịch sử kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, khi 6 tháng liên tiếp, Đức không thể thành lập một chính phủ đúng nghĩa. Việc Chính phủ Đức mở cửa đón dòng người tị nạn trong 5 năm qua khiến cả 3 đảng trong đại liên minh cầm quyền của Thủ tướng Merkel mất uy tín, và thất bại lớn trong tiến trình đàm phán tái lập chính phủ.Trong khi đó, kết quả các cuộc bầu cử địa phương ở Đức đã đem lại một thất bại tồi tệ buộc bà Merkel phải tuyên bố không tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng, vị trí mà bà đã nắm giữ liên tục 18 năm qua, buộc bà phải tuyên bố rời ghế Thủ tướng khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2021.
Đối với nước Anh, kịch bản về việc nước Anh rời khỏi EU vẫn chưa rõ ràng, trong khi thời gian đếm ngược chỉ còn tính bằng ngày.Còn đối với nước Pháp, cuộc khủng hoảng “Áo Vàng” không chỉ khiến Paris bị phân rẽ mà còn khiến hình ảnh đầu tầu châu Âu trở nên xấu xí. Đáng lo ngại hơn, năm 2018 chứng kiến sự trỗi dậymạnh mẽ của phong trào Cực hữu mà đứng đầu là đảng Afd (Đức), “tạo nguồn cảm hứng” cho các phong trào cực hữu phát triển mạnh ở cả Áo và Italia.
Với việc mỗi quốc gia thành viên đều không thể giải quyết những khó khăn của riêng mình thì làm sao có thể đòi hỏi những trụ cột này chèo lái con thuyền EU tiến bước? Nhận định về tình hình châu Âu năm 2018, nhiều nhà phân tích đã phải dùng cụm từ “thất bại” để mô tả những khó khăn mà Lục Đại già gặp phải.
Năm 2019 đã chính thức bắt đầu. Với những gì đang diễn ra, người ta đang tự hỏi Rumani sẽ chèo lái con thuyền châu Âu ra sao trong “cơn sóng dữ”? Chưa ai có thể trả lời câu hỏi này. Chỉ biết rằng Rumani, một thành viên “yếu” đã chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên EU từ ngày 1/1/2019 với bộn bề thách thức. Liệu Rumani có thể giải được những bài toán hóc búa đặt ra đối với chính bản thân mình và cả EU? Câu trả lời có lẽ sẽ có trong 6 tháng sắp tới.
N.Quang
-
Hai chân tê bại, không đi được do THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM, ông ấy vui mừng khi biết đến...
-
Mất 5 năm mới tìm được cách giảm run chân tay, hồi hộp, lo âu
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
-
Tuyển nữ Việt Nam – Thái Lan: Kỳ phùng địch thủ tranh ngôi Hậu
-
Chuyện về một người mù
-
Khi nào nên dùng vitamin tổng hợp?
-
Hành trình đơn độc của người nổi tiếng
- Dịch HIV/AIDS ở Bắc Giang vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát
- Bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ bị mắc cúm tại nhà
- Anti vắc xin là một trong những thách thức của y tế toàn cầu
- Phát hiện 1 mẫu đất có vi khuẩn Whitmore tại gia đình có 3 trẻ tử vong ở Sóc Sơn- Hà Nội
- Người dân có thể làm nhiều thủ tục trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Những cách dễ dàng để giảm cân
SKĐS - Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống của bạn và một số bữa ăn được lên kế hoạch tốt có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng. - Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày