Rối loạn tình dục do thuốc có nên ngừng uống?
Sang tháng thứ hai và tháng thứ ba, bác sĩ giảm liều thuốc risperidone. Tuy nhiên, khi điều trị được 3 tuần, tôi bắt đầu thấy mệt mỏi, ngại giao tiếp, kém hứng thú với cuộc sống, đặc biệt suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương làm tôi rất tự ti. Vậy có phải tôi đã gặp tác dụng phụ của thuốc không? Mong bác sĩ cho lời khuyên tôi nên làm gì để cải thiện khả năng tình dục?
Hoàng Võ Đại (Lâm Đồng)
Risperidone mà bác sĩ cho bạn dùng là loại thuốc thuộc nhóm an thần kinh thế hệ mới. Đây là thuốc chống loạn thần, chống hoang tưởng, ảo giác. Nhóm thuốc này tuy đã khắc phục rất nhiều những tác dụng phụ của nhóm an thần kinh cổ điển nhưng không khắc phục được hoàn toàn. Thuốc chứa risperidone ngoài tác dụng trị bệnh có thể gây tác dụng phụ như: bồn chồn, buồn ngủ, mệt mỏi, cứng cơ… làm người bệnh ngại vận động và giao tiếp. Đặc biệt, một tác dụng phụ như bạn đã trình bày - đó là giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và xuất tinh. Nếu là phụ nữ, thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt vì nó tác động đến hệ thống nội tiết của cơ thể…
Tuy nhiên, bạn phải biết lựa chọn ưu tiên cái gì, phải đặt việc chữa bệnh lên hàng đầu, mặc dù khi dùng thuốc có thể có một số tác dụng phụ của thuốc gây ra khó chịu nhưng đó chỉ là tạm thời và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Giải pháp khắc phục những tác dụng phụ đang có ở bạn không có gì đáng ngại lắm. Khi bệnh chính của bạn đã thuyên giảm, bác sĩ sẽ giảm liều dần của thuốc risperidone. Ở liều thấp, các tác dụng phụ cũng giảm còn không đáng kể. Khi bệnh của bạn đã khỏi, bác sĩ cho phép ngừng uống thì tất cả các tác dụng phụ này cũng hết hẳn sau một thời gian. Vấn đề là gia đình và vợ bạn hiểu, thông cảm, đồng thời bạn cũng đừng tự ti vì điều đó. Bạn phải tự tin là bệnh mình sẽ khỏi và các chức năng cơ thể sẽ trở lại bình thường, trong đó có chức năng hoạt động tình dục. Chúc bạn mau chóng bình phục, khỏi bệnh và lại phong độ như xưa!
ThS.BS. Chu Văn Điểu
-
ĐAU BUỐT từ lưng đến gót chân, tê bì chân tay vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM. Ông ấy đã cải thiện nhờ…
-
Tôi nuối tiếc khi vợ bị parkinson mà không biết cách này sớm hơn
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
-
Ông Hoàng Trung Hải vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật
-
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế
-
Đình chỉ 3 cá nhân liên quan đến gian lận xét nghiệm tại Bệnh viện Xanh Pôn
-
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? 4 biến chứng cần biết
- Ưu đãi trọn gói, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên trong tầm tay
- Bệnh viện Hữu Nghị khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách
- Phòng và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da an toàn, hiệu quả từ tinh dầu thảo dược
- Cá ngựa - thuốc ôn thận tráng dương
- Cứu sống sản phụ bị nhau bong non thể nặng trên nền vết mổ cũ
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi