Quan 'ngã ngựa' từ vụ tai nạn siêu xe của con trai
Hôm qua, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) ra thông báo điều tra ông Lệnh Kế Hoạch, phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị toàn quốc, vì nghi ngờ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Lệnh Kế Hoạch không phải là quan chức cao nhất bị điều tra, nhưng theo giới quan sát sự kiện lần này có ý nghĩa rất quan trọng, cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình không khoan nhượng bất kỳ ai. Lệnh Kế Hoạch từng là chánh văn phòng Trung ương đảng dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, phụ trách an ninh, công văn và sự vụ thường nhật cho giới lãnh đạo cao nhất Trung Quốc.
"Sự việc lần này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng hướng đến mọi khả năng, không chỉ nhằm vào các quan chức cao cấp về hưu, mà còn cả những người đương chức", chuyên gia phân tích Christopher Johnson thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết.
Có thể không bị truy tố

Lệnh Kế Hoạch (trái) từng là chánh văn phòng Trung ương đảng dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ảnh: NYT
Chỉ hai tiếng sau thông báo của CCDI, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài bình luận ủng hộ quyết định của trung ương. "Công cuộc chống tham nhũng đã phát huy được tác dụng chính trị quan trọng, thể hiện được quyết tâm của đảng và nhân dân", bài bình luận viết.
Báo này cũng từng đăng các bài bình luận tương tự ngay sau khi chính phủ ra thông báo điều tra Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang. Theo BBC, điều này cho thấy truyền thông nhà nước Trung Quốc đã có kế hoạch tuyên truyền từ rất sớm về vụ việc của Lệnh Kế Hoạch.
Tháng 8, CCDI triển khai điều tra trên quy mô lớn tại tỉnh Sơn Tây, khiến một nửa ban lãnh đạo cao nhất của tỉnh này bị bắt giữ. Anh cả của ông Lệnh là Lệnh Chính Sách, nguyên phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh, cũng bị cách chức và điều tra. Anh rể và em trai của ông là Vương Kiện Khang và Lệnh Hoàn Thành cũng bị bắt giữ.
Ngay sau vụ bắt giữ Lệnh Chính Sách, Tân Hoa Xã đăng bài bình luận, trong đó có viết: "Không ai trong cung đình có thể giúp đỡ ông ta". Câu nói được cho là ám chỉ người em trai Lệnh Kế Hoạch.
Tuy nhiên, có hai nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho hay, ông Lệnh có thể sẽ không bị truy tố. "Bị điều tra không đồng nghĩa với việc bị truy tố", Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết. "Chủ tịch Tập muốn tỏ ra công bằng, các cuộc điều tra không nhằm vào một nhóm cụ thể nào".
Giới phân tích cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình sở dĩ có thể nhanh chóng củng cố quyền lực trong nước, một phần là bởi sự ủng hộ của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Sau Đại hội 18 cuối năm 2011, ông Hồ đã rời khỏi tất cả các vị trí quyền lực, kể cả chức chủ tịch Quân ủy Trung ương, mặc dù trước đó có tiền lệ của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lưu nhiệm hai năm.
Vụ tai nạn thay đổi vận mệnh

Lệnh Kế Hoạch từng được cho là một trong những ứng viên sáng giá cho vị trí ủy viên Bộ Chính trị. Từ Đại hội 17, Lệnh đã là bí thư Trung ương đảng, giúp việc thường trực cho Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, vụ tai nạn dẫn đến cái chết của Lệnh Cốc, con trai duy nhất của Lệnh, hồi tháng 3/2012 đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh chính trị của chính khách này. Lệnh Kế Hoạch bị điều sang Mặt trận Thống nhất, cơ quan có tầm ảnh hưởng nhỏ hơn. Thay thế ông làm chánh văn phòng Trung ương đảng là Bí thư tỉnh ủy Quý Châu Lật Chiến Thư, đồng nghiệp cũ của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Rạng sáng ngày 18/3/2012, một chiếc Ferrari màu đen chạy với tốc độ cao, đâm vào hàng rào đường vành đai số bốn tại Bắc Kinh. Người điều khiển phương tiện là Lệnh Cốc, chết ngay tại chỗ. Hai cô gái người Tây Tạng ngồi bên bị thương nặng.
Theo New York Times, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Lệnh Kế Hoạch lập tức điều động người của Cục Cảnh vệ Trung ương, cơ quan phụ trách an ninh có giới lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, phong tỏa hiện trường. Hai cô gái được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
South China Morning Post dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho hay, người thân của hai cô gái này đã nhận được hàng chục triệu nhân dân tệ từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC). Tổng giám đốc CNPC khi đó là Tưởng Khiết Mẫn, thuộc hạ thân tín của cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang và Tưởng Khiết Mẫn hiện đều bị bắt giữ bởi các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng chức quyền.
Vụ tai nạn xảy ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm trên chính trường Trung Quốc, khi nước này đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 11 và chỉ hai ngày sau khi cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị miễn chức.
"Khi thảo luận về vấn đề nhân sự cho nhiệm kỳ mới, các đồng chí cựu lãnh đạo đã nêu ra vấn đề này", một quan chức Trung Quốc giấu tên cho biết. "Họ nói người lãnh đạo phải biết tuân thủ kỷ luật đảng, vì thế người này (Lệnh Kế Hoạch) không đủ tư cách vào Bộ Chính trị".
Đức Dương
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan