Những dấu hiệu nên đến bác sĩ khi bị sốt
Sốt không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Thông thường, chúng chỉ là cách để cơ thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn. Nếu bạn lo lắng khi nhiệt độ quá cao, những lời khuyên này sẽ giúp bạn.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến phòng khám nếu bạn bị sốt và có bất kỳ triệu chứng nào khác dưới đây:
Khi sốt kéo dài hơn 48 giờ.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 100.3 F( tương đương 38 độ C).
Khi đi kèm với nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 12 giờ hoặc có máu.
Khi đi kèm với ho có đờm hoặc dịch nhầy màu vàng, xanh, hoặc lẫn máu.
Khi đi kèm với đau đầu nghiêm trọng, cổ cứng, buồn ngủ và nôn. Đây là trường hợp cấp cứu y tế - ngay lập tức đi đến phòng cấp cứu.
Khi sốt có chu kỳ hạ sốt rồi sốt lại, ra mồ hôi ban đêm và sưng hạch bạch huyết.
Khi sốt nhẹ đi kèm với đau họng và mệt mỏi.
Khi đi kèm với đau họng và đau đầu hơn 48 giờ.
Khi đi kèm với đau bụng, dạ dày, buồn nôn và nôn.
Khi đi kèm với một tai nạn, chấn thương.
Khi các cố gắng làm mát, hạ sốt không có hiệu quả - Đây là trường hợp khẩn cấp và bạn nên tìm sự chăm sóc y tế ngay.
Khi bạn vừa bắt đầu dùng thuốc mới và không có các triệu chứng khác.
Khi bạn cảm thấy đau hoặc buốt khi đi tiểu kèm triệu chứng đau lưng.
Mặc dù sốt thường làm mọi người lo lắng, nhưng đó là triệu chứng của bệnh, chứ không phải là bệnh. Sốt là cách cơ thể chống lại nhiễm trùng và do đó nó không phải là phản ứng có hại. Hầu hết các lý do liệt kê ở trên để có thể giúp chẩn đoán và điều trị nếu nguyên nhân của sốt là nghiêm trọng, qua đó giúp bạn tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
Trẻ em thường bị sốt cao, cha mẹ ngoài chú ý tới nhiệt độ, quan trọng hơn là chú ý đến hành vi của con (ngoại trừ trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi như đã nêu ở trên). Nếu bé cảm thấy tốt hơn và vẫn chơi bình thường sau khi uống thuốc hạ sốt thì không cần phải lo lắng nhiều mà nên theo dõi tiếp.
BS. Thục Trinh
-
U22 Việt Nam ghi dấu ấn lịch sử, 'ẵm vàng" SEA Games 30
-
Di chuyển dân số có tác động quan trọng đối với sức khỏe công cộng
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mọi người Việt Nam sinh ra đều được chăm sóc tốt nhất
-
Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu ký kết chuyển giao nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tiễn
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia