Những bữa cơm ân tình cho người bệnh nghèo xa quê ở Sài Gòn
Cháu Khánh, quê Phú Yên, nuôi em ruột là Hội bị bướu cột sống nằm mổ ở Bệnh Viện Ung Bướu TPHCM sau khi nhận được suất cơm từ thiện nói với mấy bệnh nhân nằm cùng phòng: “Cơm chay từ thiện của chùa Bảo Vân cho người bệnh. Có món kho mặn và canh bí. Nhờ nhà chùa mà hơn một tháng nay, anh em tụi con đỡ được một khoản tiền ăn hàng ngày”. Biết tin này, rất nhiều bệnh nhân đã theo Khánh đến chùa Bảo Vân để xin cơm.
Chùa phật Bảo Vân nằm ở phía sau cách Bệnh viện Ung Bướu TPHCM khoảng vài trăm mét. Mỗi ngày, nhà chùa phát cơm chay cho bệnh nhân và người nuôi bệnh xa quê hai lần, sáng và chiều. Bữa ăn luôn có món kho mặn và canh rau, quả. Phần cơm thì không định lượng, ai ăn bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu cơm. Rất nhiều tấm lòng phật tử và bà con hảo tâm đã đóng góp tiền của, công sức cho nhà chùa để mỗi ngày hàng trăm người bệnh và người nuôi bệnh xa quê của Bệnh viện Ung Bướu được no lòng.
Chùa Bảo Vân phát cơm từ thiện cho bệnh nhân mỗi ngày
Người đến nhà chùa xin cơm không phải chen chúc, ngồi bệt xuống đất mà nhà chùa bày sẵn ghế nhựa trên khoảng sân rộng cho người nhận cơm ngồi chờ. Mỗi bữa phát cơm, ngoài phần cơm và thức ăn, nhà chùa còn cho thêm chè, chuối để ăn tráng miệng. Chị Hồng một cô giáo ở Gia Lai vào TPHCM điều trị bệnh ung thư vú nói: “Nhờ chùa Bảo Vân giúp cơm mà mỗi đợt điều trị thường là cả tháng, tôi và người nhà đỡ tốn mấy triệu đồng tiền cơm.
Chú Bình chủ quán cà phê trên đường chạy ngang chùa Bảo Vân cho biết thêm: “Với những bệnh nhân nghèo có chính quyền địa phương xác nhận hộ nghèo, kèm theo giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu. Khi không có tiền hóa trị, đến nhà chùa xin cứu giúp thì nhà chùa luôn sẵn lòng giúp đỡ. Ít thì vài trăm ngàn, bệnh nặng mà quá nghèo thì nhà chùa giúp hàng triệu đồng chứ không ít…”
Cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo và xa quê, hầu như bệnh viện nào ở Sài Gòn cũng có, cũng thấy, nhất là những bệnh viện chuyên khoa, tuyến cuối. Tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP HCM, số đông người bệnh, người nuôi bệnh ở đây đều được nhận những bữa cơm từ thiện của các tấm lòng hảo tâm.
Ngày nào cũng vậy, buổi sáng và buổi chiều, ở ngôi thánh thất Cao Đài cách Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP HCM gần trăm mét. Một nhóm từ thiện chạy xe lam đến chở theo các nồi cơm, nồi đựng thức ăn lớn và phát cơm cho những bệnh nhân nghèo, người bệnh xa quê. Ngoài những bữa cơm, cứ vài ba ngày, nhóm từ thiện này lại tặng thêm cho bệnh nhân, mỗi phần gồm hai hộp sữa Ông Thọ và một ký đường. Việc làm của các cô, chú nhà chùa là nghĩa cử nhân ái thấm đậm lòng người. Nhưng những lời hỏi han chia sẻ, những cử chỉ giao tiếp cư xử chân thành và trân trọng người nhận cơm, mới là nét nhân văn in sâu và lay động trái tim mỗi thân phận con người.
Những sự san sẻ thấm đậm tình người ấy, đã giúp bao người bệnh nghèo, bao người nuôi bệnh bớt đi nỗi lo tốn kém trong những ngày dài điều trị bệnh đầy vất vả khó khăn.
Hồ Chí Thiện
-
Ông Hoàng Trung Hải vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật
-
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế
-
Đình chỉ 3 cá nhân liên quan đến gian lận xét nghiệm tại Bệnh viện Xanh Pôn
-
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? 4 biến chứng cần biết
- Ưu đãi trọn gói, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên trong tầm tay
- Bệnh viện Hữu Nghị khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách
- Phòng và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da an toàn, hiệu quả từ tinh dầu thảo dược
- Cá ngựa - thuốc ôn thận tráng dương
- Cứu sống sản phụ bị nhau bong non thể nặng trên nền vết mổ cũ
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi