Ngộ độc thực phẩm hàng loạt, vì sao?
Trong những ngày gần đây, hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng lớn người mắc diễn ra ở nhiều địa phương làm dấy lên lo ngại về tình trạng an toàn thực phẩm trong mùa hè này.
Ngộ độc từ tủ lạnh đến bếp ăn tập thể
Tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, theo ghi nhận của phóng viên, từ thời điểm đầu hè đã thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nhập viện. Gần đây nhất là ngày 18/5, trung tâm tiếp nhận một cặp vợ chồng bị ngộ độc với các biểu hiện như nôn liên tục, sốt cao... Bệnh nhân này cho biết, sau khi ăn bữa trưa với giò gà, canh thịt bò và uống sữa, cả hai vợ chồng đều có biểu hiện như trên. PGS.TS. Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, khai thác tiền sử bệnh nhân, không tìm thấy nguyên nhân nào khác mà nghi ngờ thức ăn bị nhiễm vi khuẩn do thức ăn không hết, cất vào tủ lạnh hôm sau lại mang ra đun lên ăn lại...
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình Vũ Mạnh Dương cho biết, khoảng 13 giờ ngày 19/5, hơn 80 công nhân thuộc Công ty MCNEX (Hàn Quốc) chuyên sản xuất linh kiện điện tử đóng trên địa bàn phường Ninh Phúc (TP. Ninh Bình) bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu ở Bệnh viện Quân y 5 và Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Qua tìm hiểu, trưa 19/5, khoảng 700 công nhân công ty MCNEX ăn tại nhà ăn của công ty. Sau khi ăn khoảng 45 phút, một số người cảm thấy đầy bụng, buồn nôn và một số người khác thì bị nôn.
Tại sao?
Mùa hè, thời tiết nóng và ẩm làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm. Theo kết quả điều tra của Cục ATTP- Bộ Y tế, kiến thức của các nhóm đối tượng người sản xuất, kinh doanh, người chế biến và người tiêu dùng thực phẩm đang được nâng cao đáng kể nhưng “thực hành đúng” về an toàn thực phẩm còn khá hạn chế.
Thói quen trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến... tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm... thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, y tế của các địa phương đã, đang tổ chức nhiều đoàn kiểm tra ATTP, kiên quyết không để cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm tham gia cung ứng các dịch vụ ăn uống, giải khát trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường kiểm soát ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong mùa hè. Đồng thời, hệ thống điều trị chủ động phối hợp với Trung tâm y tế huyện, thành phố xây dựng phương án khắc phục ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm. Sẵn sàng xử lý nhanh, có hiệu quả các sự cố an toàn thực phẩm, các vụ ngộ độc thực phẩm đông người và các trường hợp ngộ độc nấm tại địa phương.
Tuấn Dũng
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- 6 loại trà giảm cân và giảm mỡ bụng
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
- 3 bệnh viện hợp sức cứu sống sản phụ đã chết lâm sàng