Ngăn chặn khiếm thính tiến triển ở trẻ em
Khiếm thính là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh. Theo cách hiểu cơ bản nhất, khiếm thính tiến triển là khi một tình trạng mất thính giác (nhẹ hoặc vừa) đã được chẩn đoán và trở nên tồi tệ hơn. Ở trẻ nhỏ, các bé không thể tự nói được những triệu chứng của mình, vì thế cha mẹ cần hiểu biết về những triệu chứng cũng như các yếu tố nguy cơ và các nguyên nhân tiềm ẩn về căn bệnh này để có thể đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố nguy cơ được biết đến về khiếm thính tiến triển ở trẻ em, bao gồm lịch sử gia đình có tiền sử bệnh thính giác, trẻ sinh non, hoặc có các dị tật cơ thể ở đầu mặt hoặc tai. Nếu người mẹ bị nhiễm khuẩn khi mang thai hoặc khi sinh, cũng có thể dẫn đến khiếm thính tiến triển ở trẻ.
Đo thính lực cho trẻ sơ sinh giúp phát hiện sớm bệnh.
Một nghiên cứu đã được thực hiện với trẻ em sinh ra bị nhiễm Cytomegalo virus (CMV), xác định đây là một nguyên nhân phổ biến của khiếm thính tiến triển. Virut Cytomegalo (CMV) là loại virut thuộc nhóm Herpes. Đây là tác nhân có thể gây nhiều bệnh cho mọi nhóm tuổi, từ những bất thường bẩm sinh đến các rối loạn bệnh lý, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch. CMV có thể hiện diện trong sữa mẹ, nước bọt, phân người và nước tiểu. Nhiễm ở tuổi chu sinh và trẻ em nhỏ xảy ra rất thường xuyên. Giai đoạn sớm thì truyền qua nhau thai, trong lúc sinh và trong sữa mẹ. CMV có thể truyền qua nước bọt, đường sinh dục, đường máu. CMV hiện diện âm thầm trong tinh dịch và dịch tiết cổ tử cung. Nghiên cứu nhận thấy, gần 43% số trẻ sơ sinh trong nghiên cứu tiến triển mất thính lực trong 2 năm đầu đời có lượng CMV trong nước tiểu cao.
Các chuyên gia nhi khoa và trẻ sơ sinh khuyến cáo, trẻ sơ sinh có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào về mất thính lực tiến triển cần phải được thử nghiệm thính giác trước khi bé được 3 tuổi. Điều này giúp phát hiện sớm một tình trạng mất thính giác nhẹ hay không ở trẻ, phòng ngừa sự tiến triển xấu đi sau khi sinh. Kiểm tra thính lực sơ sinh được thực hiện tại phòng khám với các chuyên gia.
Nguyên nhân gây mất thính giác
Tỷ lệ trẻ sơ sinh khiếm thính nặng và sâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,1 - 0,2%, trong khi trẻ khiếm thính nhẹ và vừa là 0,3 - 0,4%. Nghĩa là, cứ 1.000 trẻ sinh ra có khoảng 4-5 trẻ bị khiếm thính, trong đó khiếm thính nặng và sâu là 1-2 trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây khiếm thính bao gồm cả yếu tố môi trường và gene. Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một vài đột biến gene ở những trẻ nhỏ mất thính giác. Các nguyên nhân khác như mắc các hội chứng Pendred, hội chứng Alport và hội chứng Usher. Các vấn đề bẩm sinh, chẳng hạn như dị dạng tai trong, cũng có thể dẫn đến mất thính lực tiến triển. Hội chứng Mondini là một dị dạng như vậy.
Các triệu chứng của mất thính giác tiến triển
Gia đình có trẻ bị khiếm thính tiến triển có thể ghi nhận những triệu chứng nhất định: Trẻ không có phản ứng (nghe thấy) trước âm thanh mà trẻ đã từng nghe được, hoặc trẻ nói năng, phát âm có sự thay đổi. Nếu có làm thính lực đồ thì thính lực đồ của trẻ thay đổi theo hướng tồi tệ hơn.
Ngăn chặn mất thính lực tiến triển ở trẻ em
Có cách nào để ngăn chặn khiếm thính tiến triển ở trẻ sơ sinh? Có thể. Hai nghiên cứu nhỏ về trẻ sơ sinh nhiễm CMV cho thấy khả năng thuốc ganciclovir có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm khiếm thính tiến triển. Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến 9 đứa trẻ, trong đó 5 trẻ đã bị khiếm thính. Những trẻ này được cho dùng phối hợp tiêm tĩnh mạch và uống ganciclovir. Kết quả là 2 năm sau, không có đứa trẻ nào bị chứng mất thính giác tiến triển và 2 trẻ thực sự đã có những tiến bộ tốt trong các buổi thăm khám.
Trong nghiên cứu thứ hai, 25 trẻ sơ sinh được tiêm ganciclovir tĩnh mạch trong 6 tuần. Khi trẻ được kiểm tra lúc 6 tháng tuổi, trẻ không bị nghe kém nữa. Tuy nhiên, khi các bé lớn hơn 1 năm tuổi, 5 trong số đó đã phát triển mất thính lực. Các nhà nghiên cứu đặt vấn đề: liệu nếu thời gian điều trị lâu hơn 6 tuần có thể ngăn chặn 5 trẻ sơ sinh bị mất thính giác nhiều hơn? Vì thế, cần có nghiên cứu tiếp theo.
Trẻ bị mất thính lực tiến triển có thể được điều trị bằng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử và hiệu quả khá nhiều triển vọng.
Khoảng 2 tháng tuổi: Giật mình vì âm thanh lớn; yên lặng đối với những tiếng nói quen thuộc; bi bô những âm thanh nguyên âm như: ô, a.
Khoảng 4 tháng tuổi: Tìm kiếm âm thanh bằng mắt; bắt đầu nói bập bẹ: kêu réo, thút thít và tặc lưỡi ở nhiều âm độ khác nhau.
Vào khoảng 6 tháng tuổi: Quay đầu về phía âm thanh; cố bắt chước thay đổi âm độ tiếng nói; nói bập bẹ (ba-ba, ma-ma, ga-ga)
Vào khoảng 9 tháng tuổi: Bắt chước âm thanh tiếng nói của người khác; hiểu được tiếng nói “không” hoặc “bye-bye”; sẽ quay tìm được nguồn âm thanh ở ngang hay dưới tầm mắt.
Vào khoảng 12 tháng tuổi: Nói được hai hoặc ba chữ; cho đồ chơi khi được hỏi xin; đáp ứng với tiếng hát hoặc âm nhạc.
BS. Nguyễn Anh Thư
((Theo Verywell, MNT))
khiếm thị
-
9h30 hôm nay, Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
-
U22 Việt Nam ghi dấu ấn lịch sử, 'ẵm vàng" SEA Games 30
-
Di chuyển dân số có tác động quan trọng đối với sức khỏe công cộng
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mọi người Việt Nam sinh ra đều được chăm sóc tốt nhất
- Dược thiện giải thoát “khô hạn” cho chị em
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia