Nâng cao khả năng cấp cứu bệnh nhi
Hội thảo được tổ chức với mục đích: Nâng cao nhận thức chương trình tập huấn quốc gia về đào tạo cấp cứu Nhi nâng cao (APLS) cho Việt Nam; Đưa APLS vào chương trình đào tạo chính quy cho đội ngũ y bác sỹ; Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và tổ chức cấp cứu nâng cao; Giới thiệu khóa đào tạo vận chuyển an toàn bệnh nhân sơ sinh và trẻ nhỏ.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế cảm ơn sự giúp đỡ ngài đại sứ Anh tại Việt Nam và Thứ trưởng đánh giá cao khoá đào tạo cấp cứu Nhi nâng cao (APLS) đã giúp đội ngũ y bác sĩ nâng cao khả năng xử trí và điều trị các tình trạng nặng của bệnh nhi nhập viện nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Thứ trưởng mong rằng sau khoá học này các bác sĩ được học tập sẽ là những người nòng cốt, nắm vững kiến thức và chia sẻ tình huống, ca bệnh khó từ thực tế với đồng nghiệp nhất là các bác sĩ tuyến dưới.
PGS. Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
Chia sẻ tại hội thảo PGS. Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Trong những năm qua, cùng với công tác điều trị, dự phòng các bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhiều kỹ thuật mới tiên tiến, đã được áp dụng và triển khai thành công tại bệnh viện Nhi Trung ương cũng như các bệnh viện khác trong hệ thống y tế góp phần nâng cao chất lượng điều trị , giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của trẻ em trong vòng 24 giờ đầu nhập viện vẫn không có nhiều thay đổi và thực thực trạng vận chuyển bệnh nhân nặng, cấp cứu trong hệ thống y tế còn nhiều bất cập.
Được biết, từ năm 2000 Bệnh viện Nhi Trung ương đã hợp tác cùng với các tổ chức, chuyên gia quốc tế, thiết lập và triển khai chương trình đào tạo cấp cứu Nhi khoa nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo đánh giá UNFPA, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện thành công nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) về y tế như giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế một số chỉ tiêu đã giảm ở mức thấp nhưng gần đây lại có xu hướng chững lại, sự khác biệt tương đối rõ nét trong tiếp cận y tế giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân cư. Đại đa số những tỷ lệ còn lại chưa đạt được, hầu hết lại nằm ở các tỉnh miền núi, khó khăn, đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Do vậy, Khóa đào tạo cấp cứu Nhi nâng cao (APLS) được đánh giá hàng đầu thế giới về đào tạo chăm sóc, hồi sức tích cực cần thiết cho tất cả các nhân viên y tế trong lĩnh vực nhi khoa. Hiện có 42 quốc gia cùng chung quan điểm đưa chương trình đào tạo này trở thành một tiêu chí bắt buộc để cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ nhi khoa chung, các bác sỹ chuyên ngành cấp cứu nhi và điều dưỡng nhi.
Tại hội thảo các vấn đề được các chuyên gia chia sẻ bao gồm: Thực trạng và giải pháp về đào tạo Cấp cứu nhi khoa tại Việt Nam; APLS và các khóa học về nhi khoa: hướng tiếp cận theo hệ thống trong đào tạo; Thực hiện APLS và các khóa học về nhi khoa mang tầm quốc tế- hướng tiếp cận chuẩn mực nhưng linh hoạt; Giới thiệu khóa đào tạo vận chuyển an toàn bệnh nhân sơ sinh và trẻ em: vận chuyển an toàn - yếu tố nền tảng trong tiếp cận theo hệ thống...
Nguyễn Mai
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?