Nâng cao chất lượng sống của người bị bệnh máu khó đông
Thật không may, không có cách chữa trị triệt để căn bệnh này, nhưng với những thay đổi lối sống và biện pháp phòng ngừa, các triệu chứng có thể được cải thiện hiệu quả. Dưới đây là những lời khuyên để nâng cao chất lượng sống của những người bị bệnh máu khó đông.
- Bệnh nhân bị bệnh máu khó đông cần duy trì cân nặng khỏe mạnh vì nó giúp họ khỏe hơn và giảm nguy cơ bị những bệnh khác có thể làm trầm trọng bệnh. Thừa cân hoặc thiếu cân đều không tốt.
- Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, từ nhẹ đến vừa sau khi đã tư vấn bác sĩ. Nên tránh tập luyện cường độ mạnh vì nó có thể gây nguy cơ bị thâm tím hoặc bị thương.
- Tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và calo vì chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa và sử dụng nhiều năng lượng, dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Những bệnh nhân bị bệnh máu khó đông cần duy trì năng lượng càng nhiều càng tốt.
- Cố gắng sử dụng những thực phẩm giàu vitamin K vì loại vitamin này chứa chất prothrombin - hỗ trợ chức năng đông máu bình thường. Những thực phẩm như rau bina, yến mạch, súp lơ xanh, đậu nành, bánh mỳ… chứa nhiều vitamin K.
- Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị bệnh máu khó đông sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi hoặc dùng các chế phẩm bổ sung canxi vì canxi hỗ trợ hình thành tiểu cầu và làm đông máu, cùng với tăng cường sức khỏe xương. Các sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành, v.v… nên là một phần trong chế độ ăn của bệnh nhân.
- Bệnh nhân cũng nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, do vậy bệnh nhân tránh mắc các bệnh khác như cảm cúm, dị ứng - vốn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng máu khó đông. Những loại hoa quả như cam,vdứa, dâu tây, nho, v.v… giàu vitamin C.
- Dưỡng chất quan trọng khác nên được bổ sung vào chế độ ăn là sắt. Sắt là yếu tố chính thúc đẩy sự hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và hemoglobin - cần thiết để điều trị các rối loạn về máu. Thịt, cá, các loại đậu, hạt, v.v… chứa rất nhiều sắt.
- Ghi nhật ký. Duy trì thói quen ghi nhật ký truyền máu trong đó bệnh nhân ghi lại thời gian của lần truyền máu/hồng cầu, điều này sẽ giúp họ dễ dàng lập kế hoạch cho bước tiếp theo. Cũng có thể ghi chép lại lượng máu được truyền, thuốc sử dụng…
- Sự hỗ trợ của bạn bè, người thân rất quan trọng đối với bệnh nhân. Bệnh nhân cần tránh bị trầm cảm vì vậy cần cho họ thấy họ được yêu thương.
Theo Boldsky
(BS Tuyết Mai)
-
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mất tập trung
-
Lưu ý khi dùng một số thuốc trị thiểu năng tuần hoàn não
-
Chườm nóng khiến bong gân nặng hơn
-
Dược thiện giải thoát “khô hạn” cho chị em
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia