Nam thanh niên Hải Phòng bị cụt hai bàn tay, nguy kịch tính mạng vì... pháo tự chế
Khoa Cấp cứu -Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân Đỗ Văn T (25 tuổi, Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch tính mạng vì tai nạn do pháo nổ tự chế.
Theo người nhà bệnh nhân T. kể lại, khoảng 18 giờ ngày 29/01/2019, bệnh nhân đang tự chế pháo nổ tại nhà thì phát nổ, sau tiếng nổ lớn, bệnh nhân bị cụt 2 bàn tay, vết thương vùng hàm mặt, chảy nhiều máu, được sơ cứu và chuyển đến khoa Cấp cứu- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng: cụt bàn tay 2 bên, gẫy hở xương hàm dưới, chấn thương ngực kín, dập nhu mô thuỳ trên hai phổi, bỏng rộng vùng ngực, nhiều vết thương nhỏ ở 2 chân.
Nạn nhân đã được mổ cấp cứu cắt cụt để ngỏ 1/3 giữa cẳng tay phải, cắt lọc cơ dập nát cẳng tay trái, kết xương hàm dưới, sau mổ phải điều trị tiếp tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện. Hiên tại, tình trạng bệnh nhân đã giữ được tính mạng, tuy nhiên sẽ để lại di chứng nặng nề.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu cho hay, đây là một trong những vụ tai nạn thương tâm do pháo nổ tự chế là bài học đắt giá cho mọi người. Đồng thời cũng là những lời cảnh tỉnh sâu sắc với bằng chứng người thật việc thật cho những người có ý định sử dụng pháo nổ.
Hình ảnh X- quang mỏm cụt dâp nát 1/3 dưới 2 xương cẳng tay và hình ảnh gẫy xương hàm dưới trái trên phim CLVT hàm mặt.
Thực tế cho thấy, nạn nhân của các vụ nổ do pháo tự chế thường là đối tượng tuổi trẻ, tai nạn để lại những hậu quả đáng tiếc, là nỗi lo mỗi dịp Tết đến cho các bậc cha mẹ.
BS Ngô Tuấn Hưng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia, cho biết, cứ vào dịp cuối năm cận Tết, Viện Bỏng lại tiếp nhận cấp cứu nhiều bệnh nhân bỏng do thuốc pháo. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bỏng do tự chế tạo thuốc pháo theo hướng dẫn trên mạng.
Bệnh nhân chủ yếu ở tuổi vị thành niên, bị bỏng do hóa chất bùng lên trong quá trình chế tạo. Trường hợp nặng nhất là thanh niên 17 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Viện Bỏng Quốc gia cách đây không lâu. Bệnh nhân đã trộn lưu huỳnh và KClO3 (một chất oxy hóa mạnh tác dụng được với nhiều phi kim và kim loại) theo hướng dẫn trên mạng, sau đó dùng lửa để thử sản phẩm. Không may thuốc nổ bùng lên gây bỏng 42% ở mặt, cổ, ngực và hai tay. Bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ cảnh báo trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh, người đốt thường phải tiếp xúc rất gần nên khi phát nổ dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay, cổ, ngực.... Vùng tổn thương có thể nhanh chóng phù nề, cản trở hô hấp, gây suy hô hấp.
Bỏng vùng mặt, cổ dễ để lại di chứng thẩm mỹ về sau, ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân. Bỏng ở hai tay và bàn tay sẽ bị sẹo co kéo.
“Vết thương do tai nạn khi tự chế pháo nổ rất nguy hiểm bởi sức công phá lớn. Vì thế, gia đình, nhà trường cần giáo dục, phòng ngừa trẻ em không được tự chế, sử dụng các loại pháo nổ”- BS Hưng khuyến cáo.
Thái Bình
-
BV Bạch Mai: Khoa Khám bệnh hoạt động xuyên tết "chia lửa" với Khoa Cấp cứu
-
32 chuyến xe miễn phí đưa hơn 1000 người bệnh, người nhà bệnh nhân về quê đón Tết
-
5 "chuyến xe nghĩa tình" đưa bệnh nhân Viện Huyết học về quê đón Tết
-
Bạn cần biết: 26 đường dây nóng cấp cứu y tế dịp tết Kỷ Hợi của Hà Nội
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Bác sĩ bệnh viện tỉnh cứu sống sản phụ nhau bong non hiếm gặp
Đã có hơn 8.000 đơn vị máu đủ cho cấp cứu, điều trị ở các bệnh viện dịp Tết
Ám ảnh béo bụng, chị em kéo nhau đi tiêm thuốc tan mỡ không ngờ nhận cái kết đắng
Tự khám ngực lúc tắm, nữ thanh niên bất ngờ phát hiện u vú 2 bên và đã được chữa khỏi
Báo động đỏ cứu thanh niên 23 tuổi bị đâm thấu ngực nguy kịch
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan