Loãng xương có nên tự uống canxi?
Lê Minh (Bình Định)
Do sợ bị loãng xương nên rất nhiều người đã tự ý mua canxi về uống mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm, bởi loãng xương không chỉ đơn thuần do thiếu canxi mà còn do hàng loạt các nguyên nhân khác. Ở một số người thiếu vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động các tế bào hủy xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoide, vì thế, nếu cơ thể thiếu vitamin D gây kém hấp thụ canxi thì việc cung cấp thêm canxi là không có tác dụng.
Việc tự ý uống bổ sung canxi rất nguy hiểm. Khi cơ thể thừa canxi, tùy mức độ có thể xuất hiện các biến chứng như: ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều), sỏi thận...
Vì vậy, để phòng bệnh loãng xương, cách tốt nhất cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, ăn uống điều độ và vận động nhẹ hằng ngày, hạn chế uống cà phê, rượu, trà. Nếu bữa ăn hằng ngày đầy đủ các thực phẩm giàu canxi như: tôm, tép, ốc, cua, trứng, cá..., các loại rau, củ, hạt (súp-lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, hạt đậu nành, đậu phộng, dầu mè, trái thơm, sữa...) thì ở người bình thường không sợ thiếu hụt canxi. Riêng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nhu cầu cao hơn là 1.000 - 1.200mg, khi bổ sung canxi cần có hướng dẫn của nhân viên y tế. Do vậy, nếu chị nghi ngờ mình bị loãng xương, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được khám và tư vấn. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc bổ sung như thế nào cho hợp lý.
BS. Phan Thị Bích
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan