Lần đầu tiên tổ chức thi Đội chống dịch cơ động giỏi, đáp ứng khẩn cấp khi có dịch bệnh
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong nhiều năm qua, Hà Nội đã chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh: hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm được thiết lập từ tuyến thành phố đến cơ sở, các cán bộ trong hệ thống y tế dự phòng đã phát huy được nhiều khả năng trong công tác điều tra, xử lý dịch bệnh góp phần khống chế dịch bệnh trên địa bàn thành phố và nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô.
Hiện nay, tuyến thành phố có 5 đội chống dịch cơ động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; mỗi quận, huyện thành lập 2 đội chống dịch cơ động. Các đội cơ động đã được đào tạo, trang bị đầy đủ máy móc, hóa chất, trang thiết bị... và đã phát huy hiệu quả trong việc xử lý nhiều ổ dịch xảy ra trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, năm 2013, UBND thành phố đã phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Hà Nội đến năm 2020 trong đó có Dự án Nâng cao năng lực Đội chống dịch cơ động các tuyến. Nhờ đó công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và việc triển khai hoạt động các đội cơ động nói riêng ngày càng được đẩy mạnh.
Các đội thi kỹ năng về điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường...
Vì vậy, với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhanh điều tra, xử lý dịch cho các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng đáp ứng khẩn cấp khi có dịch bệnh xảy ra và tạo môi trường để các đội chống dịch cơ động trên địa bàn thành phố giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác phòng, chống dịch, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội thi Đội chống dịch cơ động giỏi thành phố Hà Nội năm 2019.
Đây là dịp để các đội chống dịch cơ động ôn luyện lại cả phần lý thuyết và các kỹ năng để ứng phó với các loại dịch bệnh đang và có khả năng xảy ra trên địa bàn thành phố, cũng là dịp để các quận huyện trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch.
Hội thi diễn ra với sự góp mặt của 30 đội cơ động đến từ 30 TTYT quận, huyện trên địa bàn thành phố. Hội thi được tổ chức gồm 2 vòng thi sơ khảo và chung khảo. Vòng thi sơ khảo chia làm 5 cụm thi, mỗi cụm có 6 đội thi. Mỗi vòng thi gồm 2 phần: phần thi kiến thức và xử lý tình huống giả định.
Nội dung dự thi gồm kiến thức về giám sát phòng, chống các loại dịch bệnh thường gặp, khả năng ứng phó với các tình huống tại cộng đồng; kỹ năng về điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm, an toàn sinh học; kỹ năng chỉ đạo, điều hành, phối hợp các thành viên trong đội và kỹ năng làm việc tại cộng đồng.
Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 17/6 đến 23/6, thành phố ghi nhận thêm 110 ca mắc sốt xuất huyết tăng 33 ca so với tuần trước đó.
Hiện số ca mắc sốt xuất huyết rải rác tại 62 xã, phường, thị trấn của 21 quận, huyện, thị xã. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 658 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 589 trường hợp đã khỏi, chỉ còn 69 trường hợp đang điều trị và chưa có trường hợp tử vong.
Một số đơn vị có số ca mắc cao, như: Quận Hà Đông ghi nhận 108 ca sốt xuất huyết, tiếp đến quận Bắc Từ Liêm là 82 ca, quận Cầu Giấy 66 ca, quận Đống Đa 59 ca, quận Nam Từ Liêm 55 ca… Ngoài ra, trong tuần, ngành Y tế Thủ đô cũng đã tiến hành giám sát tại 15 điểm, trong đó 7/15 điểm có chỉ số lăng quăng, bọ gậy và muỗi truyền bệnh cao, như: Xã Cự Khê (huyện Thanh Oai), phường Ngọc Hà và phường Thành Công (quận Ba Đình), phường Láng Thượng (quận Đống Đa), xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), xã Cát Quế (huyện Hoài Đức), phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy).
Tuần qua, thành phố cũng ghi nhận một số dịch bệnh có số mắc giảm so với những tuần trước đó như sởi ghi nhận 32 ca mắc, tay chân miệng có 8 ca mắc, ho gà có 4 ca mắc. Trong tuần qua, thành phố không ghi nhận các dịch bệnh như não mô cầu, viêm não Nhật Bản, liên cầu khuẩn lợn... và các dịch bệnh xâm nhập nguy hiểm.
D.Hải
-
ĐAU BUỐT từ lưng đến gót chân, tê bì chân tay vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM. Ông ấy đã cải thiện nhờ…
-
Tôi nuối tiếc khi vợ bị parkinson mà không biết cách này sớm hơn
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
-
Nắng nóng đặc biệt gay gắt, nguồn điện khó khăn chỉ nên để điều hòa ở 27 độ kết hợp quạt mát
-
Coca-Cola quảng cáo không đúng thuần phong mỹ tục, Bộ VHTTDL yêu cầu tháo dỡ
-
Video cháy rừng dữ dội ở Huế, nguy cơ tách đôi hệ thống điện Bắc và Trung – Nam
-
Chính phủ lập Tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới Giáo dục và đào tạo
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Trẻ thủng ruột do nuốt xương gà trong buổi liên hoan lớp
Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 4 sản phẩm mỹ phẩm
Người nghèo, đối tượng ưu đãi xã hội, trẻ em được hưởng quyền lợi thanh toán BHYT 100%
Thay đổi thời gian làm việc, bổ sung dinh dưỡng chống nắng nóng
Mới: Lần đầu tiên ứng dụng vít trượt hiện đại trong phẫu thuật "nắn" cong vẹo cột sống tại Việt Nam
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi