Lạm quyền
Hậu quả là những người đến xin xác nhận lý lịch là các em học sinh, các em sinh viên mới ra trường rất khó để nhập học hay xin việc, những sự việc trên đã gây bất bình trong dư luận...
Gia đình khó khăn, chưa kịp đóng góp tiền làm đường liên xã, một sinh viên mới ra trường ở xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã bị Phó Chủ tịch xã phê lý lịch xấu: “Bản thân và gia đình chưa chấp hành và thực hiện tốt quy định của địa phương” trong khi theo quy định của pháp luật, UBND cấp xã không có quyền ghi những nội dung như trên vào sơ yếu lý lịch mà chỉ được xác nhận bản lý lịch của người khai đúng hay không. Sau sự việc trên, Tỉnh ủy Hải Dương có ý kiến chỉ đạo, ngay lập tức lãnh đạo xã An Bình đã tổ chức cuộc họp và lãnh đạo xã đã viết lại nội dung tốt vào sơ yếu lý lịch và xin lỗi công dân và gia đình. Ngay sau đó, tại xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng có một trường hợp xác định lý lịch tương tự. Ngay sau khi có thông tin phản ánh, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo xử lý vụ việc và Chủ tịch UBND xã Duyên Hà đã phải mời em học sinh và gia đình tới UBND xã để xác nhận lại lý lịch.
Theo các chuyên gia về luật, điều đó đi ngược lại với hiến pháp và pháp luật hiện hành, bởi không ít cán bộ, khi được trao quyền đã lạm quyền, biến quyền lực công thành ý chí cá nhân.
Qua vụ việc trên cũng cho thấy, mọi hành vi lạm quyền đều dễ dẫn đến xa dân, tha hóa... thậm chí biến chất ở một số bộ phận không nhỏ cán bộ. Những cái tên như Hồ Thị Kim Thoa, Trịnh Xuân Thanh mà dư luận nhắc đến gần đây cũng là cán bộ công chức, nhưng đã lạm quyền, gây thất thoát nặng nề cho Nhà nước, tiếp tục gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Trở lại câu chuyện lạm quyền trong việc bút phê không đúng quy định vào sơ yếu lý lịch, việc vào cuộc chỉ đạo nghiêm của UBND TP. Hà Nội và tỉnh Hải Dương là kịp thời. Tuy nhiên dư luận cho rằng, đây là những trường hợp may mắn vì được phát hiện và được thông tin khi báo chí vào cuộc, nhưng không thể khẳng định đây chỉ là hai trường hợp cá biệt.
Người dân bức xúc, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý vì bản chất của vụ việc là chính quyền cơ sở đã lấy việc phê duyệt lý lịch làm điều kiện gây sức ép với công dân và gia đình họ phải thực hiện nghĩa vụ do địa phương đặt ra. Đây thực sự là kiểu tư duy cũ, bởi khi đưa những dòng phê nặng nề như thế vào lý lịch của các em, con đường vào đời của các em sẽ trở ngại như thế nào?
Những việc làm tùy tiện, trái quy định của pháp luật như thế này là nghiêm trọng và phải bị phê phán nghiêm khắc, không thể để công dân trở thành nạn nhân của những bản lý lịch bị nhận xét tùy tiện, trái quy định của pháp luật, cản trở cơ hội học tập và làm việc cũng như phát triển của họ. Đây thực sự là bài học kinh nghiệm cho các cấp chính quyền, đặc biệt là ở chính quyền cơ sở.
Vương Trung Tuyến
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia