Làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?
Con tôi hơn 3 tuổi, mỗi khi sốt cao cháu thường bị co giật làm cho tôi và mọi người trong nhà rất lo lắng. Xin hỏi phải làm gì khi cháu bị co giật và phòng tránh thế nào?
Hoàng Thị Măng (Hưng yên)
Tình trạng co giật là do rối loạn ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh thực vật do luồng điện sinh học đột ngột, quá mức có tính nhất thời của một số tế bào thần kinh. Co giật do sốt xảy ra khi sốt do một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Có thể là cơn co giật toàn thân hay cục bộ, kéo dài dưới 5 phút tần suất 1 cơn/ngày nếu sốt giật đơn thuần hoặc có khi trên 15 phút, trên 2 cơn/ngày khi sốt giật phức tạp. Thái độ xử trí khi trẻ bị co giật do sốt là: cho trẻ nằm yên, tránh mọi kích thích như gọi, hỏi, tiếng động... Dùng vật mềm như khăn đặt giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi. Dùng khăn ướt lau khắp người và đắp lên trán để hạ nhiệt. Đặt đầu trẻ nghiêng sang phải, nới lỏng quần áo để trẻ dễ thở. Đếm mạch, nhịp thở xem bao nhiêu lần một phút. Nếu sốt cao trên 38 độ, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol 15mg/kg cân nặng, uống (nếu trẻ lớn và tỉnh táo) hay đặt hậu môn với trẻ nhỏ, dùng nhắc lại sau 5-6 giờ. Chuyển trẻ đến bệnh viện để khám tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị. Phòng tránh co giật bằng cách dùng thuốc hạ sốt ngay khi trẻ mới bắt đầu sốt và trong những ngày sốt.
BS. Ninh Hồng
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử
- Học cách giữ gìn sức khỏe của người Nhật