Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017: Xét nghiệm HIV sớm là tiền đề để kết thúc đại dịch HIV/AIDS
Tuy nhiên, xét nghiệm sớm là gì, người bệnh được lợi gì khi xét nghiệm HIV sớm... vẫn là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn. Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống HIV năm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về vấn đề này.
TS. Hoàng Đình Cảnh.
Phóng viên: Xin ông cho biết, tại sao Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 Việt Nam lại chọn chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020’’?
TS. Hoàng Đình Cảnh: Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virut và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virut kiểm soát được số lượng virut ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu nhằm tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Các mục tiêu này có liên quan mật thiết với nhau. Từ tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao và bạn tình của họ để tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán nhiễm HIV cần được kết nối với dịch vụ điều trị ARV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị. Nếu đạt được 3 mục tiêu quan trọng này thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Xét nghiệm HIV sớm để biết tình trạng nhiễm HIV chính là tiền đề để đạt được các mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đang hướng tới.
Phóng viên: Xin ông cho biết ý nghĩa của việc xét nghiệm HIV sớm?
TS. Hoàng Đình Cảnh: Do thời kỳ ủ bệnh (nhiễm HIV không có triệu chứng) kéo dài nhiều năm nên người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, chỉ có xét nghiệm máu mới biết chắc chắn tình trạng nhiễm HIV.
Biết sớm tình trạng nhiễm HIV sẽ giúp chủ động dự phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng/bạn tình, người thân trong gia đình và những người khác. Khi bị nhiễm HIV, cán bộ y tế sẽ tư vấn và cung cấp các kiến thức, kỹ năng và phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV.
Dù chưa có thuốc điều trị triệt để (khỏi hẳn) HIV nhưng thuốc kháng virut (ARV) hiện nay đã giúp người nhiễm HIV kéo dài cuộc sống khỏe mạnh và giảm khả năng lây truyền HIV cho người khác. Càng phát hiện sớm nhiễm HIV thì việc chăm sóc y tế, bao gồm cả điều trị bằng ARV sẽ càng được bắt đầu sớm, điều đó giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, sống lâu hơn.
Các nghiên cứu khoa học gần đây khẳng định rằng, ngoài lợi ích giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh, điều trị thuốc kháng virut sớm có tác dụng ức chế sự sinh sôi của HIV và qua đó làm giảm 96% nguy cơ lây truyền HIV từ người nhiễm HIV sang người khác qua quan hệ tình dục.
Khi xét nghiệm và biết tình trạng nhiễm HIV sớm, người nhiễm sẽ được điều trị HIV kịp thời và sẽ giảm mắc các nhiễm trùng cơ hội nặng, từ đó giúp giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và chi phí nằm viện.
Phóng viên: Chúng ta đang phấn đấu đạt mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020. Vậy chúng ta đã và đang làm gì để đạt mục tiêu này?
TS. Hoàng Đình Cảnh: Tính đến cuối tháng 9/2017, cả nước có 208.371 người nhiễm HIV hiện còn sống. Số liệu này so với ước tính người nhiễm HIV trong cộng đồng chiếm 75%. Như vậy, để đạt được mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của mình thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
Hiện nay, toàn quốc có 1.345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, có 128 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63 tỉnh, thành phố và 1.250 phòng xét nghiệm sàng lọc HIV ở tất cả 100% số huyện trên toàn quốc.
Để thuận tiện cho việc chẩn đoán nhiễm HIV, chúng ta đang tăng cường xây dựng các phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện cho các tỉnh trọng điểm bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai.
Đồng thời với việc tiếp tục mở rộng tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng ở 15 tỉnh, thành phố; Triển khai thí điểm tự xét nghiệm HIV bằng nước bọt thông qua các tổ chức cộng đồng. Hoạt động này cũng huy động các tổ chức cộng đồng tham gia vào quá trình giám sát phát hiện thêm người nhiễm HIV, hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV sớm.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
PV (thực hiện)
xét nghiệm
hiv
-
Lưu ý khi dùng một số thuốc trị thiểu năng tuần hoàn não
-
Chườm nóng khiến bong gân nặng hơn
-
Dược thiện giải thoát “khô hạn” cho chị em
-
Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS: Kiểm tra việc xét nghiệm HIV trên địa bàn TP. Hà Nội
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Bộ Y tế yêu cầu họp hội đồng chuyên môn làm rõ trường hợp tử vong sản phụ sau mổ lấy thai ở Hòa Bình
Chưa xem xét nâng mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế
Những chiến sỹ áo trắng với hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ VII
TP.HCM: Hỗ trợ 100% mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS
Việt Nam tổ chức Hội nghị châu Á Thái Bình Dương về quyền sinh sản và tình dục
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia