Hormon tăng trưởng không phải là “thần dược”
Thuốc có gây tác dụng phụ gì không? Mong bác sĩ tư vấn.
Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội)
Chị Lệ thân mến! Thuốc chứa hormon tăng trưởng là chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học tái tổ hợp gen người (HGH=Human Growth Hormon). HGH được dùng trong một số bệnh, trong đó có làm tăng chiều cao dùng cho trẻ em tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn do thiếu GH (đã được xét nghiệm xác định chắc chắn có nồng độ GH máu thấp). Những người thấp, lùn thường là do thùy trước tuyến yên sản xuất GH cung không đủ cầu. Như vậy, nếu thu được lượng GH đầy đủ, đem tiêm cho người thấp lùn còn đang ở tuổi ấu thơ thì sẽ làm cho cao lên được. Với những trẻ này, nếu không bị bệnh tuyến giáp, có chế độ ăn tốt thì sau một thời gian dùng đủ liều (theo chỉ định của thầy thuốc) có cải thiện về chiều cao, nhưng cũng ở mức hạn chế. Với trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng không do thiếu GH thì dùng HGH không có hiệu quả gì. Thông thường, việc điều trị tốt nhất là trong giai đoạn trẻ từ 3 -7 tuổi và cần được duy trì liều điều trị cho đến hết tuổi dậy thì. Từ 21 tuổi trở đi, việc phát triển chiều cao đã an bài, dù có tiêm hormon tăng trưởng cũng không cao được nữa.
Do HGH là một protein, khi uống bị enzym tiêu hóa phân hủy nên phải tiêm. Khi dùng HGH không đúng chỉ dẫn mà dùng liều cao và/hoặc kéo dài thì sẽ bị các tác dụng phụ: Dùng HGH ngắn hạn có thể bị giữ nước, phù, sưng ngón tay, hội chứng ống cổ tay, một số trường hợp bị to vú (nam), nhức đầu, ngủ gà, sưng đau khớp, đầy bụng. Dùng HGH lâu dài có thể bị chứng to cực (to các đầu chi) kết hợp với một số biến chứng và tử vong, làm tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa hoặc có thể gây ra khối u giả trong não (pseudotumor cerebri), nhức đầu dữ dội buộc phải ngừng thuốc, nếu không sẽ bị các tổn thương khác.
Bạn nên cho cháu đi khám để có lời khuyên tốt nhất. Phát triển chiều cao tối ưu cũng cần thiết, tuy nhiên còn phải cân nhắc các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do vậy không thể tùy tiện cho con tiêm hormon tăng trưởng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
DS. Vũ Văn Thắng
-
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mất tập trung
-
Lưu ý khi dùng một số thuốc trị thiểu năng tuần hoàn não
-
Chườm nóng khiến bong gân nặng hơn
-
Dược thiện giải thoát “khô hạn” cho chị em
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia