Hiểu tôi, sử dụng sẽ an toàn hơn
Không phải ai bị tiêu chảy cũng mang tôi ra để dùng: Có một số trường hợp mặc dù bị tiêu chảy nhưng lại “chống chỉ định” với tôi thì nhất định phải lơ tôi đi và tìm đến các phương pháp điều trị khác. Đó là các trường hợp: mẫn cảm với thuốc, khi cần tránh ức chế nhu động ruột, khi có tổn thương gan, khi có viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc), hội chứng lỵ, bụng trướng. Trẻ em dưới 6 tuổi cũng không nên dùng, bởi bất lợi của tôi trên hệ thần kinh trung ương ở trẻ nhỏ như gây ngủ gật, trầm cảm, thậm chí hôn mê. Thực tế (nhất là các vùng nông thôn), nhiều bà mẹ đã dùng tôi cho trẻ nhỏ (thậm chí trẻ dưới 6 tháng tuổi) nên đã có trường hợp phải đi cấp cứu đấy.
Cần phải dùng tôi đúng thời điểm: Trong những trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm chẳng hạn, thời gian đầu tiêu chảy là rất có lợi giúp tống vi khuẩn ra khỏi cơ thể, nên không được dùng tôi để cầm tiêu chảy ở giai đoạn này. Hơn nữa, điều trị hàng đầu trong tiêu chảy cấp vẫn là dự phòng hoặc điều trị tình trạng mất nước và điện giải (điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi suy nhược), tôi chỉ đứng hàng thứ 2 để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng ở người lớn, không có một vai trò nào trong điều trị thường quy tiêu chảy cấp ở trẻ em và không được coi là một thuốc để thay thế liệu pháp bù nước và điện giải bằng đường uống.
Theo dõi sự chuyển biến của bệnh: Trong quá trình dùng thuốc, cần theo dõi nhu động ruột, lượng phân, nhiệt độ cơ thể, bụng trướng... và hãy ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ (2 ngày) điều trị và đi khám lại để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Một số bất lợi có thể xảy ra khi dùng tôi như táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn hay ít gặp hơn là các triệu chứng như trướng bụng, nhức đầu, chóng mặt hay tắc ruột do liệt ruột (hiếm xảy ra)... Người dùng cần biết về những bất lợi để không ngỡ ngàng khi gặp phải, đồng thời báo cho các bác sĩ, dược sĩ biết để khắc phục kịp thời.
Xuân Nguyên
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Cách chữa mụn hạt cơm
- Học cách giữ gìn sức khỏe của người Nhật