Để nâng cao năng lực về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Thông tư nói rõ, Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ.
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, và được áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Dưới đây là graphic về hộp thuốc cấp cứu phản về và trang thiết bị y tế, ban hành kèm thông tư số 51/2017 TT-BYT:
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế. (Ảnh: Họa sĩ Tuấn Thắng).
Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng 1 vài phút.
Thông tư quy định rõ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải đảm bảo các nguyên tắc dự phòng phản vệ: Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.
Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh. Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.
Mời bạn đọc xem chi tiết Thông tư 51/2017/TT-BYT tại:
P.Huyền




-
COVID-19: Cập nhật mới nhất, liên tục
-
Chiều 15/4: Thêm 21 ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và 5 địa phương khác
-
Hải Dương: Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới
-
Ban Chỉ đạo: Không lơ là trong phòng chống COVID-19; tiêm chủng vắc xin đúng tiến độ, đúng đối tượng
-
Chỉ còn 4 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở Hải Dương
SKĐS - Tính đến sáng 15/4, Hải Dương đã qua 20 ngày không có ca mắc COVID-19 mới, toàn tỉnh chỉ còn 4 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị. -
-
Hơn 62.000 người Việt đã tiêm ngừa COVID-19; có "cuộc đua tranh khốc liệt" trong tìm kiếm vắc xin
-
Khởi động “Tìm hiểu về công tác ATVSLĐ và phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc”
-
114 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19
-
Sáng 15/4: Việt Nam có thêm 4 ca mắc COVID-19; thế giới trên 138,7 triệu ca
-
-
Gỡ vướng mắc về BHXH bắt buộc với hơn 10,2 nghìn người làm việc ở cấp xã
-
Chiều 14/4: Thêm 16 ca mắc COVID-19, Việt Nam hiện có 2.733 bệnh nhân
-
Quảng Nam chỉ đạo khẩn phòng bệnh tay - chân - miệng
-
18 năm ròng chiến đấu với bệnh tật, niềm vui có con đi cùng nỗi lo lắng khôn nguôi
-
Tích cực đàm phán, tìm kiếm các nguồn vắc xin COVID-19, tạo mọi điều kiện thử nghiệm trong nước
-
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên, cha mẹ phát hiện muộn khiến chuyên gia lo ngại
-
Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 5 Giáo sư và Phó giáo sư đến làm việc
-
Quá tải học hành, nam sinh 13 tuổi "chỉ muốn chết cho xong"