Để người cao tuổi ăn ngon và khỏe
Ở người cao tuổi, các chức năng nhìn, ngửi, nếm, tiêu hóa, hấp thu,… đều kém hơn người trẻ và thường hay mắc các bệnh mạn tính khiến việc ăn uống, hấp thu thức ăn trở nên khó khăn. Do đó cần phải điều chỉnh chế độ ăn, cách ăn cho phù hợp. Vậy thế nào là một chế độ ăn uống hợp lý với người cao tuổi?

Giảm mức ăn
Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên bữa ăn của người cao tuổi vẫn đảm bảo đủ chất nhưng nhưng cần giảm: giảm cơm, giảm thịt, mỡ, đường, muối để tránh ăn thừa, tránh béo phì có thể dẫn đến các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy gan, suy thận,… Nếu trước đây mỗi bữa ăn 3 - 4 bát cơm, giờ chỉ nên ăn 1 - 2 bát.
Thức ăn cần bổ sung
Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Trong đậu, lạc, vừng và cá đều có nhiều chất đạm lại có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, ít nhất ăn từ 2 - 3 lần cá trong một tuần thay cho ăn thịt. Cần chú ý ăn nhiều rau xanh, khoai lang để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón và cung cấp các chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng. Có thể sử dụng món sa - lát, trong món sa - lát có kèm dầu ăn, vừng, lạc giã nhỏ để chế biến ra các món nộm hoặc các món sa - lát hỗn hợp nhiều loại rau, củ, quả khác. Nếu có điều kiện, thêm món quả chín tráng miệng.

Cách chế biến thức ăn
Do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn kém nên khi chế biến thức ăn cho người cao tuổi cần chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị kích thích ăn ngon miệng, chú ý nấu mềm, nhừ, dễ tiêu như: cơm mềm, cháo, súp, thịt hầm, cá kho nhừ,… đặc biệt là món canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Vào mùa lạnh nên ăn canh thịt, cá,... Mùa nóng nên ăn canh chua, canh bầu bí, mướp đắng, canh cua mồng tơi,...
Hạn chế ăn các loại xào, rán, chiên,… Không nên ăn nhiều mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, đặc biệt với những người bị tăng cholesterol máu, tăng triglycerit máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Hạn chế dùng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, mù tạt. Không nên ăn các thức ăn tươi sống như rau sống, gỏi cá, nem chua, tiết canh, nem chạo,…

Uống đủ nước
Ngoài đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, cần bổ sung đủ lượng nước mất đi cho cơ thể nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh cảm giác mệt mỏi căng thẳng. Người cao tuổi hay quên và có thể mất cảm giác khát. Cho nên cần xây dựng thói quen uống nước hàng ngày, ví dụ sáng uống hai cốc, trưa hai cốc, chiều hai cốc. Không nên uống nhiều nước ép trái cây, nước có ga, nước ngọt. Tránh uống nhiều nước vào buổi tối.
Bác sĩ Thanh Bình
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?