Đám cưới ngày xuân
Gần giáp Tết, bệnh nhân cũng vắng, có lẽ sự thiêng liêng ý nghĩa của Tết cổ truyền sum vầy làm người bệnh cũng quên đi bệnh tật của mình.
Ngày... tháng...
Thế là mùa xuân ấm áp sẽ xua tan cái lạnh giá mùa đông. Tôi cũng hối hả chuẩn bị Tết cho mình. Năm nay được nghỉ Tết 9 ngày, tôi đang nghĩ mình đi đâu đó chăng, có nên tự thưởng cho mình một phần thưởng sau 1 năm làm việc vất vả không nhỉ?
Đang dọn dẹp lại phòng làm việc thì có tiếng gõ cửa. Bước vào phòng là một cậu thanh niên cao, đẹp trai đi cùng một cô gái với vẻ hơi ngượng ngùng. Ồ, bệnh nhân Th. Tôi nhận ngay ra cậu.
- Cháu chào bác!
- Ngồi xuống đi cháu. Lại đến lấy thuốc hả?
- Dạ không ạ, cháu vẫn còn thuốc. Cháu đến mời bác đến dự đám cưới của cháu ạ! Bố mẹ cháu bảo cháu được như hôm nay là nhờ bác sĩ, nay cháu cưới được vợ, bố mẹ cháu bảo đến mời bác sĩ và cháu mời bác dự cả đám ăn hỏi của cháu nữa ạ.
- Thế bạn gái đây hả?
- Vâng, đây là bạn gái cháu.
- Chúc mừng hai cháu nhé!
Tôi nhớ lại cách đây đã hơn 10 năm, hồi đó, Th. còn là một cậu học sinh mới tốt nghiệp lớp 12, vào viện vì sau một đợt học hành căng thẳng bỗng xuất hiện mất ngủ, nói nhiều, nói không ngừng nghỉ và đã được tôi chẩn đoán bệnh là hưng cảm. Khi cơn hưng cảm lên, cậu ấy đã đi lại rất nhiều, chế độ ăn uống không tốt, cơ thể suy kiệt và cậu ấy đã bị viêm phổi kèm theo tràn dịch màng phổi. Chúng tôi đã vất vả cùng bác sĩ chuyên khoa hô hấp kết hợp điều trị bệnh cho cậu ấy. Rồi bệnh tật cũng qua đi, cậu ấy đã học xong đại học về công nghệ thông tin, ra đi làm với thu nhập ổn định.
Trong suốt thời gian 10 năm qua, cậu vẫn kiên trì điều trị thuốc và đôi khi bệnh tái phát, cậu lại phải uống nhiều thuốc hơn nhưng cũng chưa phải nhập viện điều trị một lần nào nữa.
Cứ đều đặn hàng năm, mỗi khi Tết đến xuân về, Th. lại đến nhà bác sĩ biếu một bao tải bưởi Diễn, nhà cậu ấy là đất trồng bưởi Diễn - một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội. Mỗi lần gặp Th., tôi đều hỏi:
- Thế dạo này có người yêu chưa? Bao giờ thì cưới vợ?
Cậu đều ngượng ngùng trả lời: Dạ cháu chưa có ạ, bây giờ bố mẹ cháu còn khó khăn, cháu phải làm việc kiếm tiền cho bố mẹ cháu trả nợ trước, sau đó cháu mới tính đến chuyện lấy vợ ạ.
Thời gian trôi đi nhanh quá, cậu bé bệnh nhân 18 tuổi năm nào nay đã trở thành một kỹ sư tin học tài năng với một tương lai rộng mở.
Tôi cũng rất ấn tượng với cô gái đi cùng - một cô gái xinh xắn, dịu dàng và chắc hẳn phải có một tình yêu lớn dành cho Th. thì mới có một đám cưới đẹp như vậy. Cô dâu là cô hàng xóm ở gần nhà Th, đã hiểu hết tình trạng bệnh tật của Th. và cũng đã có lần đến gặp riêng tôi hỏi về tình trạng bệnh tật của người yêu mình. Tôi giải thích kỹ về tình trạng bệnh tật của Th. cho cô gái nghe và tôi suy nghĩ không biết cô ấy có thay đổi gì không sau khi gặp tôi. Và nếu cô ấy vì tình trạng bệnh tật của Th. mà không yêu cậu ấy nữa thì có lẽ lại là một sang chấn tâm lý để bệnh của cậu ấy tái phát trở lại.
Tôi đã gặp nhiều trường hợp những đôi bạn rất yêu nhau nhưng khi một người có vấn đề về sức khỏe thì tình yêu của họ đã không đủ giúp họ vượt qua những rào cản để đến với nhau và họ đã chia tay. Tôi cũng đã nhiều lần gặp phải những câu hỏi: Bệnh thế này lấy vợ, lấy chồng thì có sao không?
Tôi nói rằng: Nếu gặp được người thực sự thông cảm, hiểu rõ bệnh tình của bệnh nhân thì đó là một điều tốt. Còn nếu ngược lại thì sẽ rất tệ...
Rồi bẵng đi một thời gian, hôm nay, tôi nhận được tin vui của Th. Tôi rất vui và chúc mừng hai bạn trẻ đã đi được đến một kết thúc tốt đẹp. Vui vì cô bé hàng xóm kia vẫn quyết tâm đến với Th. dù biết rằng Th. mắc một căn bệnh không phải ai cũng dễ thông cảm.
BS. Yến Trang
-
Cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của một số dự án Luật
-
Wincofood nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019
-
Vì sao trẻ ăn nhiều không bụ bẫm?
-
6 lợi ích của dầu thầu dầu đối với sắc đẹp và sức khỏe
- Thuốc chữa hiếm muộn do u xơ tử cung
- Iran không loại trừ khả năng xung đột với Israel
- Trung Quốc hy vọng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều tại Việt Nam sẽ có kết quả tích cực
- Không có đột phá trong Brexit, Anh và EU sẽ tiếp tục tìm lối thoát
- Truyền hình trực tuyến: Phòng cảm cúm, viêm đường hô hấp giao mùa
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Duy nhất hiện nay tại Việt Nam, viên uống hỗ trợ chiều cao được FDA Mỹ chứng nhận
-
Bố mẹ lùn có thể cao nhờ viên uống Mỹ
-
Phá tan định luật lùn do di truyền với hỗ trợ từ viên uống Mỹ
-
Lùn không còn là nỗi lo cho bố mẹ nhờ viên uống Mỹ
-
Con dậy thì chiều cao vẫn khiêm tốn, bố mẹ nên biết thứ này
-
Rất nhiều bố mẹ Việt chọn viên uống Mỹ này giúp con tăng chiều cao
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử