Cụ bà sống khỏe sau 29 năm được hiến phổi
Cụ bà Vera bên ân nhân, vị bác sĩ tài hoa đã ghép phổi cứu sống bà (ảnh trái); Cụ bà Vera bên 6 cháu và 2 chắt (ảnh phải)
29 năm trước đây, bà Vera bị chẩn đoán mắc xơ hóa viêm phế quản, một căn bệnh chết người gây khó thở và dần dần làm dày hóa thành phổi cho tới khi oxy không thể vào trong máu được nữa. Thậm chí cho tới ngày nay, 50% bệnh nhân mắc bệnh này được kỳ vọng là không thể sống thêm 5 năm nữa.
May mắn được ghép phổi sau 3 ngày
Mọi việc hoàn toàn khác vào năm 1963, khi Veronica Waldron trẻ trung mới có 22 tuổi gặp gỡ và kết hôn với Michael Dwyer ở Manchester, Anh. Cô thiếu nữ tóc vàng vui tươi người Ireland là một thư ký trong khi Michael, cũng từ Ireland là người giúp việc cho huyền thoại bóng đá George Best.
Sau khi 4 người con lần lượt ra đời: Paul, Della, Linda và Finbarr, gia đình Dwyers quay trở về Ireland và định cư tại nông trang trên mảnh đất quê hương của Michael ở Carrowcrony, Keash, Co. Sligo, nơi họ xây một căn nhà và một cuộc đời mới ở thôn quê.
Bà Vera tại một đám cưới gia đình vào năm 2016
Là người không hút thuốc và chơi bóng chày camogie của Ireland, bà đã từng được được chọn để đại diện cho hạt của mình, Vera đã vượt qua những cơn khó thở để sống và làm việc, chăm lo cho đàn gia súc của gia đình. Bà cố gắng phớt lờ mọi triệu chứng mà không nhận ra những tế bào phổi đang dần dần chết đi.
Vào năm 1988, Vera phải nằm bẹp trên giường, không thể đi lại, phải thở bằng bình thở oxy và yếu tới mức không thể tự đánh răng. Tình trạng của bà xấu tới mức bà đã 3 lần được hưởng nghi lễ cuối cùng trong năm đó.
Phẫu thuật ghép tạng chưa có ở Ireland ở thời điểm đó, vì vậy Vera được chuẩn bị bay tới Bệnh viện Harefield gần London, nơi bác sĩ phẫu thuật của bà, giáo sư Magdi Habib Yacoub tiếng tăm, tuyên bố rằng bà chỉ còn một vài ngày để sống nếu không tìm được người hiến phổi ngay lập tức.
Một trong hai lá phổi của bà đã chết và lá phổi còn lại đang nhiễm trùng nghiêm trọng. Kỳ diệu thay, chỉ 3 ngày sau đó đã tìm được người hiến phổi phù hợp và GS. Yacoub bắt đầu ca ghép phổi. Hơn 8 tiếng sau, Vera bắt đầu hồi phục trở lại và phải chăm sóc hậu phẫu suốt 3 tháng trong bệnh viện.
Cụ bà Vera vẫn sống 29 năm sau ghép phổi
Bà là một trong số rất ít những bệnh nhân đầu tiên trải qua phẫu thuật một bên phổi tiên phong tại BV Harefield. Cùng với chồng và con gái Linda, Vera ở lại London trong quá trình hồi phục, trong khi người thân chăm sóc 3 đứa trẻ ở Ireland.
Lập Kỷ lục Guinness “Người ghép một bên phổi sống lâu nhất thế giới”
“Họ cho tôi thời gian tối đa là 5 năm để sống sau ca phẫu thuật”, bà Vera nhớ lại. “Và gần 30 năm sau đó, tôi vẫn đang ở đây”. Thật vậy, Vera giành kỷ lục trở thành “Người ghép một bên phổi sống lâu nhất thế giới”.
Vera mãi mãi biết ơn người phụ nữ 24 tuổi đã hiến phổi cho bà. Lá phổi thứ hai và tim của người phụ nữ đó còn cứu sống hai bệnh nhân khác đêm đó. Bà cũng suốt đời ghi nhớ công ơn của Giáo sư (giờ đây đã được Hoàng gia Anh phong tước hiệu Sir) Magdi Habib Yacoub nhờ sự chẩn đoán và điều trị kịp thời của ông. “Ông ý là một người đức độ, đã làm việc suốt đêm để cứu sống tôi.”, bà hồi tưởng lại.
Trên thực tế, bà và chồng mình Michael đã kỷ niệm 25 năm ngày cưới cùng bóng bay và rượu sâm panh tại Bệnh viện Harefield trong quá trình hồi phục và bà vẫn còn giữ liên lạc với vài người y tá đã chăm sóc bà.
Cụ bà Vera bên 6 người cháu và 2 chắt
Trong khi Vera bắt đầu quá trình hồi phục lâu dài và thường rất đau, gia đình và bạn bè ở Ireland đã không quên bà. Khi bà vắng mặt, họ đã tổ chức một cuộc vận động gây quỹ trên quy mô lớn khắp cả nước, mà nếu không có nó, Vera khẳng định gia đình bà đã “không thể sống sót”.
Khi bà quay trở về nhà, sự ủng hộ đó lại tiếp tục, với cha xứ McLoughland tới thăm hàng ngày. “Cha xứ thích xem đua ngựa, nên ông ý dìu tôi lên ngựa”, Vera cười lớn. Bà cũng được GS. Jim Egan, một chuyên gia quốc tế hàng đầu về hô hấp ở Dublin theo dõi sức khỏe cẩn thận.
Sự lạc quan đã giúp bà vượt qua bệnh tật một cách thần kỳ
Và rồi vào năm 2016, người lập kỷ lục thế giới này nhận được lời mời tới Dublin để gặp Tổng thống Ireland- Michael D.Higgins tại Áras an Uachtaráin-dinh thự chính thức của ông. “Ông ý là người đáng mến và đó là một ngày đáng nhớ- tôi đã được ngồi trên ghế sofa của Marie Antoinette.”
Vera là một người phụ nữ kiên cường và sự lạc quan không lùi bước luôn ngự trị trên gương mặt bà. Bởi vậy, sự đảo ngược lại quy luật của sự sống thật là phi thường. Bà tiếp tục được đội ngũ nhân viên y tế tuyệt vời dõi theo ở Bệnh viện Mater, Dublin và tại Bệnh viện Đại học Sligo, cũng như bạn bè, người thân và người trợ giúp chăm sóc tại nhà.
LiLy
(theo Guinness World Records)
-
Hai chân tê bại, không đi được do THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM, ông ấy vui mừng khi biết đến...
-
Tôi nuối tiếc khi vợ bị parkinson mà không biết cách này sớm hơn
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi