Công dụng của vitamin B7 đối với sức khỏe
Tìm hiểu về vitamin B7
Vitamin B7 (còn được gọi là vitamin H hay biotin) có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể:
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrat, chất béo và protein trong cơ thể.
- Tham gia quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
- Cần thiết cho sự phát triển của tóc, móng, da.
- Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.
- Tham gia vào quá trình tạo hemoglobin của hồng cầu.
- Ổn định đường huyết.
Vitamin B7 có trong nguồn thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì, lòng đỏ trứng, sữa, rau quả… với nhu cầu hàng ngày từ 30 - 100mcg (microgam) cho thanh thiếu niên và người lớn.
Vitamin B7 cần thiết cho sự phát triển của tóc, móng, da
Bổ sung vitamin B7
Do có nhiều trong thực phẩm và được tổng hợp bởi các vi khuẩn có trong ruột, nên hiếm khi xảy ra tình trạng cơ thể bị thiếu hụt. Sự thiếu hụt vitamin B7 chỉ xảy ra trong các trường hợp sau:
- Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ, đặc biệt là giai đoạn mang thai hay cho con bú.
- Ăn nhiều trứng sống trong một thời gian dài là nguyên nhân gây ra thiếu vitamin B7: vì lòng trắng trứng sống chứa một loại protein có tên là avidin, sẽ gắn vào vitamin B7 và ngăn chặn cơ thể hấp thu vitamin này.
- Di truyền: cơ thể thiếu hụt enzyme biotindase cần thiết cho vitamin B7 hoạt động hay phóng thích từ thực phẩm.
- Các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, bệnh Crohn… ảnh hưởng đến sự hấp thu vào cơ thể.
- Thuốc: khi sử dụng trong một thời gian dài thuốc kháng sinh (amoxicillin, tetracyclin…) sẽ tiêu diệt các vi khuẩn tổng hợp vitamin B7 ở ruột và thuốc chống động kinh (phenytoin, carbamazepin…) sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu vitamin này của cơ thể.
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7 sẽ gây ra các triệu chứng:
- Khô da, viêm da tăng tiết bã nhờn.
- Rụng tóc.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, ăn kém ngon.
- Rối loạn thần kinh: mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
- Viêm lưỡi…
Trong dược phẩm, vitamin B7 thường được trình bày ở dạng thuốc viên hay thuốc tiêm.Các chế phẩm thông thường ở dạng viên là 10mcg, 50mcg, 100mcg và dạng thuốc tiêm là 1ml/3mcg.
Chỉ định
Vitamin B7 được chỉ định bổ sung khi cơ thể bị thiếu hụt với các biểu hiện:
- Viêm da tăng tiết bã nhờn.
- Viêm đa dây thần kinh do nghiện rượu.
- Gãy móng.
- Rụng tóc.
- Chán ăn….
Liều dùng
- Trẻ sơ sinh: liều bổ sung là 10 - 30 mcg /ngày.
- Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: liều bổ sung từ 30 đến 100 mcg /ngày.
Với những vai trò hết sức quan trọng của vitamin B7: giúp cho cơ thể có làn da, mái tóc đẹp, móng tay, móng chân chắc khỏe. ổn định đường huyết, giúp thai nhi phát triển… Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng tốt, cung cấp đầy đủ vitamin B7 là hết sức cần thiết!
DS. MAI XUÂN DŨNG
vitamin B7
-
ĐAU BUỐT từ lưng đến gót chân, tê bì chân tay vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM. Ông ấy đã cải thiện nhờ…
-
Tôi nuối tiếc khi vợ bị parkinson mà không biết cách này sớm hơn
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi