Có nên dùng microlax bébé thường xuyên?
Con tôi 14 tháng tuổi. Từ lúc được 8 tháng, cháu đã thường xuyên bị táo bón. Tôi đã cho cháu đi khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị hẹp cơ thắt hậu môn và cho cháu dùng thuốc bơm vào hậu môn microlax bébé đồng thời dặn dò chế độ ăn lỏng, nhiều chất xơ... Vậy tôi có thể cho cháu dùng microlax bébé thường xuyên được không?
Thu Hoài (Hà Nội)
Táo bón là một bệnh ít gặp hơn so với bệnh tiêu chảy ở trẻ em nhưng cũng gây ra không ít khó chịu cho trẻ và người nuôi dưỡng bé. Trẻ bị táo bón thường bực tức, không được vui vẻ, ăn uống kém hơn trẻ khác do sự điều hòa tiêu hóa thiếu cân bằng. Thường vài ngày trẻ mới đi ngoài một lần, phân rắn, trẻ phải mất nhiều lực mới tống xuất được phân.
Con bạn bị táo bón đã được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân thực thể và dùng thuốc. Theo dược điển, microlax bébé có chứa sorbitol 70% dạng tinh thể, thuốc thúc đẩy sự hydrat - hóa các chất chứa trong ruột. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin - pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu, do vậy kích thích việc tống xuất phân dễ dàng hơn. Thuốc được chỉ định điều trị triệu chứng táo bón cho trẻ em do các nguyên nhân ở vùng trực tràng và hậu môn, dùng thụt tháo cho bệnh nhi chuẩn bị nội soi trực tràng... Không dùng microlax bébé cho bệnh nhi đang trong đợt cấp của trĩ, rò hậu môn hay viêm đại tràng xuất huyết. Chỉ nên dùng microlax bébé trong điều trị táo bón cấp tính cho bé, không nên dùng kéo dài vì có thể gặp tác dụng phụ là gây cảm giác rát bỏng tại chỗ, thậm chí gây viêm đại trực tràng sung huyết.
Cháu bé bị táo bón do hẹp cơ thắt hậu môn, do vậy, chị nên cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng, nhiều chất xơ và hoa quả, uống nhiều nước để dễ tiêu hóa và làm mềm phân. Chị có thể tham khảo các phương pháp tác động nhẹ bên ngoài hậu môn để kích thích phản xạ đi ngoài cho bé. Chỉ nên dùng thuốc microlax bébé khi thật cần thiết. Cháu còn quá nhỏ và cơ chế hoạt động của các cơ quan chưa thật hoàn chỉnh, do vậy, việc dùng thuốc microlax bébé thường xuyên có thể sẽ khiến bé bị lệ thuộc thuốc, ảnh hưởng tới phản xạ đi ngoài tự nhiên của bé. Như vậy, tình trạng táo bón càng nặng hơn, việc điều trị sẽ khó khăn. Khi cháu lớn hơn, chị nên đưa cháu đi khám để bác sĩ có những giải pháp chữa trị.
DS. Minh Trung
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
.jpg)
-
Nhiều nét mới tại Lễ hội Gò Đống Đa 2019
SKĐS - Theo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, Lễ hội Gò Đống Đa năm Kỷ Hợi sẽ diễn ra vào ngày 9/2 (mùng 5 Tết 2019) với nhiều nét đặc sắc, độc đáo, đa dạng hơn những năm trước. - Bác sĩ bày cách sơ cứu khi bị chấn thương mắt do đốt pháo trong ngày Tết
- Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
- Hạt hồng xiêm nằm "yên vị" 10 năm trong phế quản nữ giáo viên
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử