Chuyện người trở thành “chuột bạch” cho hãng dược
(suckhoedoisong.vn) - Các hãng dược phẩm lớn đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng khi các báo cáo điều tra cho thấy, nhiều loại thuốc mới đã được dùng thí điểm trên những người cùng khổ ở Ấn Độ. Những bệnh nhân này không hề hay biết gì về việc họ đã trở thành vật thí nghiệm nhằm phục vụ cho mưu đồ của các “đại gia dược phẩm”.
Thử nghiệm thuốc mới, hại nhiều hơn lợi
Chị Nitu Sodey nhớ lại đã đưa mẹ chồng là bà Chandrakala Bai đến Bệnh viện Maharaja Yeshwantrao ở Indore (bang Madhya Pradesh, Ấn Độ) vào tháng 5/2009. Bà Chandrakala Bai vừa trải qua một cơn đau ngực. Hằng ngày, bà phải ở bệnh viện trong nhiều giờ chỉ đề chầu chực được bác sĩ chữa bệnh cho mình. Nhưng lần này, mọi chuyện thay đổi: “Chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Chúng tôi thuộc tầng lớp xã hội thấp và thường đến bệnh viện khám với hóa đơn viện phí chỉ 5 ru-pi nhưng bác sĩ nói rằng ông sẽ trao cho chúng tôi một loại thuốc ngoại trị giá 125.000 ru-pi (bằng 1.400 bảng Anh)”.
![]() Bà Tizuja Bai, mẹ của anh Narayan Survaiya đã qua đời chỉ vài tuần sau khi được thử nghiệm các loại thuốc mới. |
Chị Nitu Sodey cho biết: “Vị bác sĩ đã lấy hóa đơn 5 ru-pi giao cho chúng tôi và nói rằng số tiền còn lại sẽ được thanh toán bởi một quỹ đặc biệt của Chính phủ dành cho người nghèo”. Thứ mà chị Nitu Sodey không hề hay biết là mẹ chồng chị đã được “chiêu nạp” trong đợt thử nghiệm một loại thuốc mới tên gọi là tonapofylline của hãng dược Biogen Idec. Không biết đọc - viết, chị Nitu Sodey nói rằng chị còn không nhớ rõ việc mình đã ký vào giấy chấp thuận như thế nào. Sau khi dùng thuốc này, bà Chandrakala Bai cảm thấy tim mình có vấn đề. Sau đó vài ngày, bà Bai được xuất viện. Chưa đầy 1 tháng sau đó, bà Bai bị ngừng tim đột ngột và qua đời lúc mới 45 tuổi.
Cũng được dùng thuốc tonapofylline trong một thử nghiệm từ một công ty dược khác, anh Narayan Survaiya nói rằng vài tuần sau khi dùng thuốc, sức khỏe của mẹ anh, bà Tizuja Bai, xấu đi và không thể đi lại được. Bà đã qua đời chỉ vài tuần sau đó.
Trong 53 người đã được chọn trong đợt thử nghiệm thuốc mới, do các hãng dược phẩm Anh và Đức tài trợ chi phí thì có 8 người đã bị thiệt mạng. Không có bằng chứng cho rằng thuốc tonapofylline là nguyên nhân của những trường hợp tử vong nhưng cũng không hề có cuộc khám nghiệm tử thi nào nhằm tiến tới một cuộc điều tra đầy đủ.
Ai là người chịu trách nhiệm?
Các bệnh nhân quả quyết rằng người thân của họ được điều trị tại Bệnh viện Maharaja Yeshwantrao dưới sự giám sát của bác sĩ Anil Bharani. Bác sĩ Anil Bharani có thể bị chính quyền bang Madhya Predesh buộc tội do đã nhận các khoản thanh toán bất hợp pháp và những chuyến đi nước ngoài bằng “tiền tươi” của các hãng dược phẩm quốc tế đài thọ, cũng như tìm cách thực hiện các ca thử nghiệm thuốc mới mà không hề nhận được sự đồng ý của các bệnh nhân. Về phía mình, ông Anil Bharani đã im lặng.
NGUYỄN THANH HẢI (Theo BBC News, 1/11/2012)
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Người bệnh viêm đại tràng mạn tính tránh ăn gì?