Chung tay đẩy lùi đái tháo đường thai kỳ
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế
Bệnh đái tháo đường nói chung và đái tháo đường thai kỳ nói riêng đang gia tăng ở Việt nam và trên toàn cầu. Xin ông cho biết ý kiến đánh giá của Bộ Y tế trong việc ký kết hợp tác chiến lược với công ty Abbott trong việc phổ biến hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ?
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) tăng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường, tương đương với 6% tổng dân số.
Đối với đái tháo đường thai kỳ: theo khảo sát tại 1 số bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc thì trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỉ lệ thai phụ bị bệnh tiểu đường vào khoảng 3%-4%, tuy nhiên, đến năm 2012, tỉ lệ này đã tăng lên mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tại các bệnh viện/cơ sở y tế chuyên khoa.
Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, tử vong mẹ do các nguyên nhân gián tiếp (như tiểu đường, tim mạch, huyết áp…) có xu hướng gia tăng trong khoảng 5 năm gần đây. Trong một thời gian dài, từ năm 2000 đến 2010, nguyên nhân gián tiếp chỉ chiếm khoảng 19-23% trong tổng số tử vong mẹ. Con số này đã tăng lên khoảng 25-28% ở giai đoạn 2012-2013, 30-35% ở giai đoạn 2014-2015 và hơn 40% năm 2016.
ĐTĐTK không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi: Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật - sản giật và nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai…. Còn với thai nhi, phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trước đó mà không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, 80% các trường hợp ĐTĐ thai kỳ có thể kiểm soát tốt thông qua chế độ dinh dưỡng, thay đổi hành vi lối sống lành mạnh và chế độ tập luyện phù hợp.
Trước thực trạng này, chương trình “Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ, góp phần phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam” ra đời, không chỉ giúp dự phòng, giảm thiểu các trường hợp tử vong mẹ do nguyên nhân gián tiếp mà còn đóng góp thiết thực vào việc thực hiện dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm theo chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế; qua đó cũng gián tiếp góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo phổ biến hướng dẫn quốc gia về đái tháo đường thai kỳ
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về chương trình “Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ, góp phần phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam?
Chương trình “Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ, góp phần phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam” sẽ tập trung vào các hoạt động: Giáo dục bệnh nhân và cộng đồng về cách thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống cho những người mắc ĐTĐTK; Phát triển các hướng dẫn quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát ĐTĐTK; Nâng cao kiến thức và hiệu quả của đội ngũ nhân viên y tế thông qua đào tạo; Phát triển chương trình sàng lọc và chẩn đoán được chuẩn hóa.
Dự kiến trong năm đầu tiên, chương trình sàng lọc và chẩn đoán thí điểm sẽ được triển khai tại 15 bệnh viện chính với kỳ vọng mang lại lợi ích cho 75.000 người, đồng thời giúp giảm tỷ lệ mắc ĐTĐTK ở Việt Nam.
Vậy đến nay, chương trình Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ đã thực hiện được đến đâu? Thưa ông?
Tháng 10/2018 vừa qua, Công ty Abbott đã phối hợp và hỗ trợ Bộ Y tế để tổ chức hội thảo phổ biến Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Thông qua hội thảo phổ biến, các Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo bệnh viện cũng như các cán bộ y tế đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trên toàn quốc hiểu được tầm quan trọng của đái tháo đường thai kỳ, từ đó sẽ có kế hoạch triển khai tầm soát, tư vấn cho phụ nữ mang thai, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ hiểu biết về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường.
Hướng dẫn quốc gia này có ý nghĩa như thế nào trong việc hỗ trợ đội ngũ y bác sỹ trong việc điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ?
Dù vấn đề ĐTĐTK ngày càng được quan tâm tại Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn chính xác mang tầm quốc gia nào cho các nhân viên y tế để thực hiện việc chẩn đoán và quản lý bệnh. Do đó, hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ được giới thiệu lần này là tài liệu chính thức đầu tiên được thực hiện ở cấp quốc gia về ĐTĐ TK.
Hướng dẫn quốc gia này sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ sở Y tế bao gồm cả Y tế nhà nước và tư nhân; là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ y tế trong quá trình cung cấp dịch vụ và cũng là cơ sở để xây dựng các tài liệu đào tạo cho cán bộ y tế, công tác giám sát, đánh giá chất lượng cung cấp dự phòng và kiểm soát ĐTĐTK.
Vậy sau Hướng dẫn quốc gia về ĐTĐTK, kế hoạch sắp tới của Bộ Y tế là gì?
Sau khi xây dựng và phổ biến Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát ĐTĐTK; Bộ Y tế tiếp tục xây dựng Tài liệu Đào tạo và tiến hành đào tạo cho cán bộ y tế đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại một số tỉnh được lựa chọn. Các hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án đã được ký kết giữa Bộ Y tế và Công ty Abbott. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục huy động các nguồn kinh phí để có thể triển khai tới 63 tỉnh/thành phố. Về lâu dài, ngành Y tế sẽ phấn đấu để cán bộ ở tuyến cơ sở có đủ kiến thức sàng lọc phát hiện, tư vấn, chuyển tuyến cũng như theo dõi, hỗ trợ thai phụ bị ĐTĐTK thực hiện chế độ điều trị, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa, nhất là kiểm soát chế độ dinh dưỡng, tập luyện nâng cao sức khoẻ phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức và hướng dẫn các cơ sở y tế triển khai các chiến dịch truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân đặc biệt là phụ nữ trong tuổi sinh đẻ biết được thông tin và có thể dự phòng được bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Xin cám ơn ông!
Mỹ Hạnh
-
Từ LIỆT NỬA NGƯỜI sau tai biến đến đi lại bình thường, bí quyết của người đàn ông này cực ĐƠN GIẢN
-
Trút bỏ nỗi lo đặt stent do hẹp mạch vành, thiếu máu tim với cách này
-
Nam giới SINH LÝ KÉM, cơ thể suy nhược, tiểu đêm lâu năm phải làm sao?
-
Run tay chân không rõ nguyên nhân - vẫn có cách giảm run hiệu quả
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
.jpg)
-
Duy nhất hiện nay tại Việt Nam, viên uống hỗ trợ chiều cao được FDA Mỹ chứng nhận
-
Bố mẹ lùn có thể cao nhờ viên uống Mỹ
-
Phá tan định luật lùn do di truyền với hỗ trợ từ viên uống Mỹ
-
Lùn không còn là nỗi lo cho bố mẹ nhờ viên uống Mỹ
-
Con dậy thì chiều cao vẫn khiêm tốn, bố mẹ nên biết thứ này
-
Rất nhiều bố mẹ Việt chọn viên uống Mỹ này giúp con tăng chiều cao
-
Nhiều nét mới tại Lễ hội Gò Đống Đa 2019
SKĐS - Theo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, Lễ hội Gò Đống Đa năm Kỷ Hợi sẽ diễn ra vào ngày 9/2 (mùng 5 Tết 2019) với nhiều nét đặc sắc, độc đáo, đa dạng hơn những năm trước. - Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
- Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa