Cẩn thận kẻo hóc xương
Hóc xương hay dị vật thực quản là một tai nạn, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Hóc xương có thể gây áp-xe trung thất, nếu hóc xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, gây biến chứng rất nặng hoặc tử vong.
Nhận biết bị hóc xương
Khi đang ăn hoặc sau khi ăn xong, nếu bị hóc xương bệnh nhân sẽ thấy cảm giác vướng ở trong họng do dị vật; nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt thấy hơi đau đến rất đau; thường không ăn được nữa mà phải bỏ dở bữa ăn và đau ngày càng tăng. Nếu dị vật ở đoạn cổ thì thấy đau ở cổ. Còn dị vật ở đoạn ngực thì đau sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai. Muộn hơn, sau khi hóc xương hay dị vật, 1-2 ngày sẽ bị viêm nhiễm do dị vật làm xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nếu hóc xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng nhanh. Các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần, đau đến mức bệnh nhân cũng không nuốt được nước, ứ đọng nước bọt, đờm dãi, hơi thở hôi. Trường hợp áp-xe dưới niêm mạc, mủ sẽ tự vỡ, chảy xuống thực quản và dạ dày, khi đó các triệu chứng giảm dần. Nếu bị viêm thành thực quản, các triệu chứng nặng dần và gây ra biến chứng nặng, như bội nhiễm do vi khuẩn.
Phát hiện các biến chứng nặng
Nếu bản thân hoặc người nhà bị mắc dị vật thực quản, cần theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng sau đây:
Viêm tấy quanh thực quản cổ: dị vật chọc thủng thành thực quản cổ gây viêm nhiễm thành thực quản lan toả, viêm mô liên kết xung quanh thực quản cổ. Bệnh nhân sốt cao, toàn thân suy sụp, đau cổ, không ăn uống được, chảy nhiều nước dãi, hơi thở hôi, quay cổ khó khăn, một bên cổ sưng lên, ấn vào vùng cổ sưng bệnh nhân rất đau.
Nếu để lâu viêm nhiễm và ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi, làm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, tử vong do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Viêm trung thất, thường do áp-xe viêm tấy từ cổ lan xuống hoặc do dị vật chọc thủng thành thực quản ngực gây viêm trung thất. Nặng là viêm lan toả toàn bộ trung thất, nhẹ hơn chỉ viêm khu trú một phần trung thất. Bệnh nhân bị sốt cao hoặc ngược lại thân nhiệt lại tụt xuống thấp hơn bình thường, có kèm theo đau ngực, khó thở, mạch nhanh và yếu. Nước tiểu ít và màu đỏ. Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm mủ màng phổi, với triệu chứng: sốt, đau ngực, khó thở…
Thủng các mạch máu lớn: dị vật nhọn, đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào các mạch máu lớn, hay do viêm hoại tử làm vỡ các mạch máu lớn. Biến chứng này xảy ra sau khi hóc hay các ngày sau, với các dấu hiệu: khạc hoặc nôn ra ít máu đỏ tươi, hoặc đột nhiên bệnh nhân ộc ra máu, nuốt không kịp, phun ra máu đỏ tươi. Trường hợp này chỉ có cảnh giác, dự đoán trước, cấp cứu kịp thời may ra có thể cứu sống được bệnh nhân. Nếu chảy máu đột ngột mà không dự đoán trước để cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh.
![]() Một mảnh xương dài trong thực quản bệnh nhân được nhìn thấy qua phim Xquang. Ảnh: Thiên Chương |
Xử lý và phòng bệnh
Khi bạn hoặc người thân của bạn bị hóc xương hay mắc dị vật thực quản, tốt nhất là phải đến ngay bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chữa mẹo theo mách bảo vì khả năng thành công vô cùng thấp, bởi một khi đã mắc dị vật thì chỉ còn cách gắp ra mới khỏi được. Nếu để lâu, hậu quả và biến chứng sẽ rất nặng nề.
Phòng bệnh: Trước hết cần nhận thức rõ dị vật thực quản thực sự là một tai nạn chết người, cần được khám và điều trị kịp thời. Dị vật thực quản rất hay gặp trong các dịp hội hè, liên hoan…, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em, vì bất cẩn trong ăn uống. Vì vậy mọi người cần cải tiến tập quán ăn uống. Bỏ hẳn thói quen chặt thịt lẫn xương để chế biến thức ăn, mà nên lọc riêng. Dạy con cái và nhắc nhở mọi người không nên vừa ăn vừa nói chuyện nhiều, cười đùa khi ăn. Thực hiện nhai kỹ khi ăn, tránh các trường hợp phải ăn vội vàng. Nếu ăn cá, bạn nên gỡ kỹ xương cho trẻ nhỏ và người già. Thực hiện chế độ khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện có khối u trong hay và ngoài thực quản dù lành tính hay ác tính đều phải điều trị sớm để tránh bị khối u đè vào thực quản gây chít hẹp dễ bị hóc, mắc dị vật.
ThS.Nguyễn Hữu Định
hóc xương
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Xuân Tuyên làm Thứ trưởng Bộ Y tế
-
Mức độ tổn thương gan theo thể bệnh sốt rét
-
Cách phòng ngừa các bệnh tim mạch khi trời rét
-
Tập luyện chữa trị huyết áp thấp
- Hồi sinh ngoạn mục cho 2 bé gái bị ngưng tim, suy gan, thận
- Mở rộng dự phòng trước phơi nhiễm cho đối tượng đích
- Thu hút bệnh nhân bằng thực lực chứ không phải "đánh bóng"
- Việt Nam cần có chiến lược sức khỏe và thúc đẩy già hóa khỏe mạnh trong suốt vòng đời
- Nghệ An: 71 người tử vong vì bệnh dại trong 5 năm
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
- 3 bệnh viện hợp sức cứu sống sản phụ đã chết lâm sàng