Cách phòng tránh thủy đậu và các bệnh thường gặp trong mùa đông
Các chuyên gia tham gia buổi tư vấn truyền hình trực tiếp
Báo Sức khoẻ & Đời sống trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội; Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương. ThS. Bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Thái, bác sĩ Phòng cấp cứu Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai và ThS.BS. Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. đã tham gia chương trình giao lưu. Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Lifebuoy đã tài trợ cho chương trình!
Thời tiết lạnh ẩm trong mùa đông cũng là lúc các loại bệnh thường gặp trong mùa này như: cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản, cảm lạnh, tiêu chảy, sốt xuất huyết, thủy đậu… được dịp phát triển.
Theo thông báo của ngành y tế, trên thế giới đã ghi nhận chùm ca bệnh với triệu chứng viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân ở Hàn Quốc. Tình hình trong nước, các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 cũng đã được ghi nhận và không loại trừ khả năng lây lan sang người.
Ngoài ra các bệnh theo mùa cũng có nguy cơ gia tăng nếu không có các biện pháp phòng bệnh thích hợp, đặc biệt là các bệnh viêm đường hô hấp cấp thường tiến triển nhanh và có tỉ lệ tử vong cao hoặc biến chứng nguy hiểm.
Để giúp người dân có thêm kiến thức phòng tránh các bệnh này, Báo Sức khỏe&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tiếp với chủ đề “Cách phòng tránh các bệnh thường gặp trong mùa đông”.
Khách mời tham dự chương trình:
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội; Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương.

ThS. Bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Thái, bác sĩ Phòng cấp cứu Khoa Truyền nhiễm -Bệnh viện Bạch Mai.

ThS.BS. Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Buổi tư vấn được truyền hình trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, Songkhoe.vn bắt đầu từ: 14h30, thứ sáu, ngày 27/11/2015.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ email: bandientuskds@gmail.com;
hoặc trên trang fanpage: Y tế Việt Nam
hoặc fanpage của báo: Sức khỏe & Đời sống
Hoặc gửi câu hỏi dưới dạng tin nhắn vào số điện thoại 0965350350 trong thời gian diễn ra tư vấn truyền hình trực tiếp. (Lưu ý, toà soạn không nhận cuộc gọi).
Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Thực ra những bệnh cũ trước đây, chúng ta vẫn chưa giải quyết được hết, bệnh cũ vẫn tồn tại, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều bệnh mới. Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chúng ta phát hiện ra được rất nhiều mầm bệnh. Hiện chúng ta vẫn phải đối mặt với những bệnh vẫn còn dai dẳng, xuất hiện rất lâu trước đây như sốt xuất huyết, cúm. ...Các loại virus - mầm bệnh -nhân lên rất nhanh, mỗi lần nhân lên nó lại xuất hiện những đột biến, nó lưu giữ làm mầm bệnh mới hơn so với mầm bệnh cũ , gây khó khăn cho chống trọi của cơ thể với các mầm bệnh. Vệ sinh môi trường, cá nhân hay an toàn thực phẩm làm cho mầm bệnh mới xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Việc chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi làm cho các mầm bệnh đề kháng với các thuốc chúng ta đang dùng. Từ đó dẫn đến việc chữa bệnh khó khăn.

Hàng năm vào mùa đông hay khi thời tiết chuyển mùa tại các bệnh viện từ trung ương đến địa phương đều có rất nhiều trẻ đến bệnh viện khám, khiến chúng ta rất lo lắng. Vậy lý do tại sao trẻ lại hay bị mắc bệnh, nhất là bệnh về hô hấp, truyền nhiễm vào lúc chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông?
Thứ nhất, mùa đông là mùa lạnh nên thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển, đặc biệt là virus, vi khuẩn. Thực ra bình thường thì các virus, vi khuẩn này đã tồn tại trong đường hô hấp của trẻ nhưng chưa hoạt động, tuy nhiên đến khi trời lạnh thì các tác nhân này hoạt động.
Thứ hai, nhiều yếu tố về môi trường biến đổi làm cho virus, vi khuẩn biến chủng, làm cho thích nghi, biến đối và gây ra đề kháng với môi trường làm cho cơ thể dễ mắc bệnh hơn và bệnh nặng hơn.
Thứ ba, trẻ em và người già là đối tượng rất dễ nhạy cảm. Trẻ nhỏ, sức đề kháng kém, trong khi lại gặp vi khuẩn biến chủng thì nguy cơ mắc bệnh và lây lan nhanh, bệnh nặng hơn so với bình thường.
Do đó mùa đông là mùa cần cảnh giác với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sống trong môi trường chật chội, đông người

Khi thời tiết trở lạnh, nhiều người thường có biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, ngứa, lên cơn hen phế quản. Đối với trường hợp của bạn là dị ứng ánh nắng mặt trời, chỉ có một biện pháp để phòng tránh là che kín chỗ hở khi đi ra ngoài nắng, bằng quần áo, kính... Chuyên ngành miễn dịch dị ứng cũng có một số biện pháp làm thay đổi cơ địa. Bạn cần đến chuyên khoa miễn dịch dị ứng để được thăm khám và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.

Hiện nay vấn đề nhức nhối nhất trong cộng đồng là vấn đề an toàn thực phẩm, liên quan trực tiếp đến thức ăn nước uống hàng ngày của con người. Đứng về khía cạnh sức khỏe đương nhiên ảnh hưởng nhiều, không những về bệnh truyền nhiễm mà còn các bệnh khác làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, nhất là hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu, nguy cơ mắc bệnh cao; người già thì thường suy giảm hệ miễn dịch. Thức ăn ôi thiu, người dân lại có thói quen hâm nóng đi hâm nóng lại nhiều lần tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Khi thời tiết thay đổi về mùa đông như hiện nay cần lưu ý chế độ dinh dưỡng ngay trong bữa ăn hàng ngày, kể cả những người khỏe mạnh bình thường cần chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm.

Như bạn mô tả triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, trường hợp của bạn là viêm mũi dị ứng. Còn viêm xoang thường có đặc điểm đau nặng mặt, nước mũi chảy ra phía sau hoặc phía trước. Nếu ngứa mũi và hắt hơi nhiều, lặp đi lặp lại liên quan đến các yếu tố thay đổi về mặt môi trường, thời tiết, thức ăn, bạn có thể nghĩ đến viêm mũi dị ứng. Hiện đã có những thuốc chống dị ứng để điều trị triệu chứng, căn bản chúng ta phải tìm ra dị ứng gì như khói, thức ăn, bột giặt, mùi sơn, quần áo... Trong trường hợp đó, nếu chúng ta có thể tránh các yếu tố đó, thì sẽ không bị dị ứng nữa. Bạn có thể đến khám chuyên khoa tai mũi họng và tham khảo chuyên gia miễn dịch dị ứng lâm sàng để điều trị bệnh.

Thực ra thì chế độ ăn uống với bệnh nhân bị hen cần chú ý, trẻ hen phế quản thường có cơ địa dị ứng, có thể là là dị ứng thời tiết, bụi, phấn hoa, thức ăn...
Nguy cơ dị ứng thức ăn ở trẻ hen phế quản rất hay gặp. Do vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày cần tránh xa thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ. Muốn trẻ giảm bệnh, giảm tần suất cơn hen cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, trong thức ăn hàng ngày trẻ cần ăn đủ chất đạm (thịt, cá,tôm, cua, trứng, sữa), các vitamin A (rau củ quả, bí đỏ, cà chua, cà rốt, đu đủ, chuối), vitamin C (cam, quýt, bưởi, rau xanh), sắt, kẽm (hàu, ngao, thịt gà)... rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch. Gần đây còn có vai trò của các khuẩn lợi.
Chế độ ăn cân đối, cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng, riêng đối với trẻ bị hen phế quản cần lưu ý những thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là sữa, hải sản, đậu, lạc...
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Khi trẻ hen phế quản thì cần tìm ra yếu tố khiến trẻ lên cơn hen, trong đó có một số sản phẩm hải sản, lạc, đậu… thì chú ý lần sau không nên cho trẻ ăn. Và quan trọng nhất là cho trẻ ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng.

Ở nước ta, nếu như trước đây xu hướng là bệnh nhiễm trùng thì hiện nay xu hướng bệnh dị ứng khá phát triển, trong đó có bệnh hen phế quản. Tôi cũng xin nói thêm là hen phế quản là bệnh khó có thể chữa khỏi hẳn, mà nó luôn đeo đẳng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp làm giảm cơn hen cấp, hạn chế cơn hen khò khè, khó thở hoặc nặng hơn.
Vấn đề đặt ra là muốn điều trị hen thì phải xác định chắc chắn là hen, hen phế quản và chẩn đoán là hen phế quản ở cấp độ nào vì mỗi độ khác nhau có phác đồ điều trị khác nhau. Hiện nay có rất nhiều thuốc dự phòng hen giúp trẻ có thể học tập, vui chơi, vận động như các trẻ khác.
Đối với trường hợp của con bạn, tôi cũng chưa rõ chắc chắn con anh/chị có bị hen hay không vì chúng tôi phải đo chức năng hô hấp, khám và chẩn đoán để có sự điều chỉnh phù hợp. Do đó, anh/chị nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh phù hợp, để từ đó đưa ra lộ trình điều trị phù hợp cho cháu.

Lây truyền bệnh qua tiếp xúc thường do tay chân nhiễm bẩn đi vào cơ thể qua đường miệng hoặc qua thức ăn xâm nhập vào cơ thể. Biện pháp cơ bản để phòng bệnh qua tiếp xúc là rửa tay thật kỹ trước khi ăn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc các đồ vật nhiễm bệnh.
Nói các bệnh mùa đông chủ yếu lây qua đường tiếp xúc là không đúng. Rất nhiều mầm bệnh mùa đông lây qua đường hô hấp. Nó lây truyền qua trung gian, từ những giọt lơ lửng trong không khí. Khí hậu mùa đông lạnh ẩm, mầm bệnh tồn tại kéo dài, người nào đi vào khu vực đó dễ bị nhiễm bệnh như bệnh cúm. Cần kiểm soát tốt trường hợp ho, cần vệ sinh khi ho: che mũi miệng (tay, khăn tay, khuỷu tay) để mầm bệnh không phát tán. Người viêm nhiễm đường hô hấp trên nên nghỉ làm, nghỉ học để mầm bệnh không phát tán ra môi trường xung quanh, giảm thiểu lây nhiễm.

Người mắc cơ địa dị ứng (có thể bị viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản...) cần chú ý tác nhân gây dị ứng từ thức ăn. Cần tránh thức ăn gây dị ứng nếu sau khi ăn mà thấy có biểu hiện cơ thể mình bị dị ứng với thực phẩm đó. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, có tác dụng làm căn bệnh giảm bớt đi chứ không có thức ăn nào chữa khỏi hẳn bệnh dị ứng.

Nếu bị ho bạn cần khám để tìm ra nguyên nhân ho, không tự ý dùng phương pháp dân gian khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, phòng ngừa chứ không thể điều trị và trị dứt điểm được bệnh.
Kinh nghiệm của tôi là mỗi sáng uống một cốc nước ấm cho chút mật ong, chanh cũng có tác dụng rất tốt. Tỏi cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cúm. Nhưng tôi nghĩ bạn cần đi khám bệnh, các biện pháp dân gian như nói trên chỉ có tác dụng phòng hoặc hỗ trợ chứ không thể khỏi bệnh được.

Ho kéo dài có kèm theo đờm, tôi khuyên chị nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp. Bởi một bệnh phổ biến ở Việt Nam gây ho kéo dài có kèm theo đờm là bệnh lao. Tôi không thể nói chắc chắn được là bệnh của chị là bệnh gì. Bởi những người mang thai, sức đề kháng thay đổi, rất nhiều người mang thai cũng có kèm theo bệnh lao. Những biện pháp như ngậm chanh đều không đặc hiệu. Nếu ho đờm kéo dài cần phải đi khám. Sau khi được chẩn đoán bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh thích hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và bào thai. Nhiều bà mẹ mang bầu rất ngại chụp phim vì sợ ảnh hưởng đến bào thai. Tôi nhấn mạnh, trên thế giới cũng như Việt Nam có các thống kê cho thấy, việc chụp phim ảnh hưởng không đáng kể với phụ nữ mang thai từ 3 tháng trở lên. Kể cả trong trường hợp cần thiết, thai dưới 3 tháng vẫn có thể chụp phim được vì giữa nguy cơ và lợi ích nên cân nhắc. Nếu người mẹ khỏe mạnh mới sinh con khỏe mạnh được.

Nói đến chế độ dinh dưỡng cho chị em mang thai thì đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nếu mẹ ăn uống không đủ chất có thể ảnh hưởng đển cả mẹ và bé. Bà bầu nên ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, nếu mẹ thiếu sắt, kẽm, acid béo chưa no có thể gây sảy thai, đẻ non rất nhiều. Do đó, mẹ cần lưu ý đến thực phẩm giàu vitamin A có trong dầu gan cá, thịt trứng, rau quả… Với mẹ mang thai dùng thuốc chứa vitamin A có thể gây nguy hiểm, do đó theo tôi nên bổ sung vitamin A từ thực phẩm là tốt nhất.
Bên cạnh đó ăn hải sản nhiều chất, giàu kẽm, giàu canxi. Nếu có điều kiện thì nên uống sữa bà bầu vì chứa nhiều chất để bổ sung chất dinh dưỡng cho chị em. Đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ khiến cơ thể tốt hơn, giảm các vấn đề về hô hấp.

Bạn cần xác định chính xác là bị viêm phế quảnhay bệnh tắc nghẽn, hen phế quản.
Xu hướng chung là có hai nhóm thuốc dùng cho bệnh nhân vào viện là kháng sinh và thuốc nhóm corticoid - chống viêm. Vì vậy chị cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác là bệnh gì. Nếu hen phế quản cần dùng thuốc dự phòng. Chứ không thể nào cứ ho, có đờm là tiêm kháng sinh. Như thế rất nguy hiểm. Tôi cũng nói thêm là khi muốn tiêm thì chị nên tiêm tại y tế cơ sở, không tự ý mua thuốc về nhà tiêm, dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, sốc phản vệ... rất nguy hiểm đến tính mạng.

Đây là câu hỏi rất thực tế.
Có lẽ con chị hay bị ốm nên chị hay cho con chị đi khám. Tuy nhiên tôi nghĩ chị cần bình tĩnh, không vội vàng đưa trẻ đi viện. Chọn cơ sở y tế gần nhất (phường, thành phố), chứ không nên vội vàng đưa con bệnh viện lớn để khám. Vì tại các cơ sở y tế này thường có nhiều bệnh nặng đồng thời là môi trường nhiều vi khuẩn, vi-rút kháng bệnh rất cao. Do đó, nếu không cần thiết thì phụ huynh không nên vội vàng đưa con em mình đến cơ sở y tế tuyến trên. Hoặc trong trường hợp phải lên truyến trên khám thì nếu có điều kiện, nên đặt lịch khám. Đến viện cần đeo khẩu trang, không tập trung chỗ đông người sẽ giảm tải bệnh. Sau khi đi khám về cần rửa tay sạch sẽ, đây cũng là cách để giảm tải bệnh lây qua đường hô hấp.

Tăng huyết áp gần như là bệnh xã hội, rất phổ biến hiện nay. Thống kê có khoảng 30% người trưởng thành mắc THA, cứ 3 người có 1 người bị tăng huyết áp. THA thường gặp ở tuổi trung niên, tai biến dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi lạnh như hiện nay. Bệnh nhân đến chuyên khoa tim mạch để thăm khám, uống thuốc đều đặn để kiểm soát huyết áp, tránh tai biến. Có thể đi tập thể dục nhưng không nên dậy sớm quá, cần vận động làm ấm cơ thể trước khi ra bên ngoài, do nhiệt độ buổi sáng thường thấp hơn ban ngày; thời gian bắt đầu tập sẽ muộn hơn mùa hè. Thể dục là một trong những biện pháp điều trị tăng huyết áp , bên cạnh việc uống thuốc đều đặn và chế độ ăn uống.
Bệnh nhân THA do ăn chế độ ăn quá mặn, ăn nhiều chất béo... gây tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch... là những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Anh nên duy trì chế độ ăn nhạt 5-6g muối/ngày với người trưởng thành, người đã THA thì ăn càng nhạt càng tốt; giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (các loại nội tạng, tim, gan, óc, thận), ăn rau quả nhiều (cam quýt bưởi dưa hấu, thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu). Chế độ ăn nhiều chất xơ, không được uống rượu, bia, cà phê, tuyệt đối không được hút thuốc lá. Nên uống nước râu ngô, hoa hòe, mã đề... giúp lợi tiểu.
Nếu anh tuân thủ những điều này thì sẽ kiểm soát tốt HA, kể cà dù có mùa lạnh thì ít nhất là không khiến HA của anh tăng vọt lên.

Khi hệ miễn dịch cơ thể suy giảm là cơ hội để bệnh tật tấn công. Những hành vi có nguy cơ cao cũng là dịp để mầm bệnh tấn công. Đối với trẻ nhỏ, việc quan trọng nhất cha mẹ cần làm là giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là đường hô hấp trên. Ngoài việc mặc quần áo ấm, chúng ta có thể đeo khăn, mang khẩu trang để bảo vệ trẻ em khỏi không khí lạnh, môi trường lạnh. Một trong những biện pháp hữu hiệu và quan trọng là rửa tay, vệ sinh sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Đảm bảo ăn đồ nóng (nhất là trong mùa đông) để đảm bảo sức khỏe.

Đây là câu hỏi chung và tâm lí chung đối với các bậc làm cha mẹ khi con bị bệnh. Có rất nhiều bà mẹ khi đưa con đến khám đều hỏi chúng tôi như thế. Về bản chất, quai bị là viêm tuyến nước bọt, nhưng nguyên nhân là viêm tuyến nước bọt. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tùy tình trạng, bác sĩ có thể cho dùng thuốc hạ sốt, chống viêm, hoặc kháng sinh. Sau 5-7 ngày bệnh tự thuyên giảm. Chúng ta cũng cần cố gắng bổ sung ăn uống đầy đủ chất cho trẻ
Đối với việc đắp cao lá có thể thuyên giảm- đây là cách làm của giân dân, có trường hợp thuyên giảm nhanh, nhưng cũng có trường hợp bị viêm áp xe tại chỗ nên không được khuyến khích dùng giải pháp này.

Chính môi trường lạnh là môi trường cho virus, vi khuẩn phát triển. Do đó cần giữ ấm cho trẻ là vấn đề quan trọng nhất như đeo khẩu trang, đeo găng tay, quàng khăn, mặc ấm cho trẻ. Tiếp đó là vệ sinh mũi họng cho trẻ. Tránh chỗ đông người, tập cho trẻ thói quen vệ sinh mũi họng, vệ sinh tay hàng ngày.
Tiếp theo là trẻ phải được tiêm chủng đầy đủ, đừng vì một vài tai biến mà bỏ qua tiêm chủng. Trẻ phải được uống đủ nước, chế độ ăn đủ chất.

Trời lạnh là mùa mà bệnh gì cũng có thể tăng lên: hô hấp, THA, xương khớp… Đặc biệt các bệnh mạn tính như vấn đề xương khớp nhiều người mắc, như là bệnh “dự báo thời tiết” trong mùa lạnh. Ở độ tuổi mới 38 như của anh bị đau xương khớp thì cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân do đâu. Có thể là gút, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp... để tìm hướng điều trị. Với viêm đa khớp dạng thấp cần vận động để chống trường hợp không bị cứng khớp sau này, giúp máu lưu thông. Tập thể dục là 1 trong những biện pháp làm giảm thoái hóa khớp. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Mật ong giàu chất dinh dưỡng, có chất kháng khuẩn, vitamin và khoáng chất dùng mật ong cũng tốt cho cơ thể nhưng nói làch ữa khỏi bệnh viêm khớp mạn tính thì không thể, mà đó chỉ là giải pháp hỗ trợ chứ không có tác dụng chữa bệnh khớp.

Đối với những người mắc bệnh tim mạch hay tăng huyết áp, thời tiết lạnh rất bất lợi. Chúng ta cần chú ý giữ ấm cơ thể, nên hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh. Người cao tuổi nên tập thể dục lúc nhiệt độ môi trường tăng, không nên tập thể dục lúc sáng sớm còn lạnh. Đối với người bệnh tim mạch nên ngủ sớm và dậy muộn. Những thực phẩm có nhiều muối như dưa muối, thịt đông... không phù hợp với người bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt.

Chúng ta đều biết, sức đề kháng là quan trọng nhất, đặc biệt cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng. Khi trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng giảm, trẻ dễ mắc bệnh. Trong các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, liên quan đến đường hô hấp, thì vitamin A vô cùng quan trọng, giúp biểu mô của niêm mạc đường hô hấp tốt hơn, hệ thống chất nhầy đường hô hấp tốt hơn khiến tác nhân gây bệnh xâm nhập vào ít đi, tăng cường miễn dịch cho đường hô hấp.
Bên cạnh đó ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, bổ sung sắt, kẽm (trứng, sữa...) giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Ăn cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể khỏe mạnh sẽ phòng ngừa được nhiều bệnh chứ không riêng bệnh về đường hô hấp.

Mùa đông là mùa có thời tiết khắc nghiệt, chúng ta không có khả năng chống chọi với nó, thì nên thuận theo nó. Một số cách để phòng tránh bệnh tật như giữ ấm, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ngủ sớm, dậy muộn vì không khí lạnh là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh.

Các cụ nói "Nhất dáng, nhì da". Trong mùa đông da khô, thường xuyên nứt nẻ da, bạn cần uống đủ nước, ít nhất 2-1,5l nước/ngày, vì thiếu nước gây nguyên nhân da khô, nứt nẻ. Ngoài vitamin E cần ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin A, C. Các loại quả có dầu như quả hạnh nhân, quả bơ, hạt dẻ, hạt hướng dương, củ cải, đu đủ, cải xoăn, cải chân vịt, giá đỗ, dầu ăn... chứa nhiều vitamin E.

Dinh dưỡng cần cho tất cả mọi người để tăng sức đề kháng, khi cơ thể khỏe mạnh sẽ phòng được nhiều bệnh. Mùa đông, nhu cầu năng lượng cao hơn mùa hè để chống chọi với trời rét, do đó cần ăn cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C, ăn nhiều rau xanh hoa quả, chú ý bổ sung vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, vi chất tuy cần ít nhưng nếu thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
Mùa đông không ăn đồ lạnh, lưu ý hâm nóng thực phẩm trước khi ăn. Ăn nóng, sốt, tươi, sạch, ăn đủ chất để có cơ thể khỏe mạnh, tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để phòng chống được bệnh tật.
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Truyền hình trực tuyến: Viêm họng, viêm amidan
Truyền hình trực tuyến ngay tại Hội báo toàn quốc: Nuôi con an toàn, phòng chống xâm hại
Truyền hình trực tuyến: Chủ động phòng chống dịch bệnh dịp lễ, Tết
Truyền hình trực tuyến: Vấn nạn ô nhiễm không khí với sức khỏe
Truyền hình trực tuyến: Hiến tạng - Cho đi là còn mãi
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
6 loại trà giảm cân và giảm mỡ bụng
SKĐS - Trà là một loại đồ uống được yêu thích trên khắp thế giới. Bạn có thể làm nó bằng cách đổ nước nóng lên lá trà trong vài phút để hương vị của chúng ngấm vào nước. - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
- 3 bệnh viện hợp sức cứu sống sản phụ đã chết lâm sàng
- Hai mẹ con ngộ độc khí CO trong phòng kín