Các thuốc trị rối loạn lo âu
Các biện pháp điều trị hiện nay bao gồm kết hợp tâm lý liệu pháp và dùng thuốc.
Rối loạn lo âu gây những hậu quả nặng nề hơn, nó có thể làm người bệnh bị trầm cảm; lạm dụng chất gây nghiện; mất ngủ; những vấn đề về dạ dày ruột; nhức đầu; nghiến răng. Do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều trị RLLA bao gồm dùng thuốc đơn độc hoặc kết hợp với tâm lý liệu pháp. Cần phải điều trị thử bằng nhiều loại thuốc trước khi tìm được loại phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc để giảm bớt triệu chứng của RLLA:
Các thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là những thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu trong vòng 30 - 90 phút. Nhược điểm của chúng là gây lệ thuộc thuốc nếu dùng quá vài tuần. Do đó, bác sĩ chỉ dùng thuốc này trong thời gian ngắn để giúp bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng. Các thuốc thường dùng nhất gồm: alprazolam (xanax), chlordiazepoxide (librium), clonazepam (klonopin), diazepam (valium) và lorazepam (ativan). Những thuốc này có thể gây lảo đảo, choáng váng và mất phối hợp vận động. Dùng liều cao và trong thời gian dài có thể gây rối loạn trí nhớ. Không được lái xe và vận hành máy móc khi đang uống thuốc.
Buspirone (BuSpar) là một loại thuốc khác thường dùng để điều trị RLLA. Thuốc này phải mất vài tuần mới cải thiện được các triệu chứng, tuy nhiên ưu điểm của nó là không gây lệ thuộc thuốc. Tác dụng phụ thường gặp của buspirone là cảm giác lâng lâng trong một thời gian ngắn xảy ra sau khi dùng thuốc. Những tác dụng phụ ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác bồn chồn và mất ngủ.

Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh được xem là có vai trò trong hình thành RLLA. Các thuốc chống trầm cảm thường dùng điều trị RLLA gồm: fluoxetine (prozac), paroxetine (paxil), imipramine (tofranil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).
Dù dùng thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai, bác sĩ cần điều trị thử vài thứ thuốc trước khi chọn được một loại thích hợp và ít tác dụng phụ nhất cho bạn. Bạn không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Cũng cần lưu ý rằng một số thuốc không tác dụng ngay, đặc biệt các thuốc chống trầm cảm. Cần phải mất vài tuần để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng lo âu. Tâm lý liệu pháp hoặc các kỹ năng đối phó lành mạnh (healthy coping skills) sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này.
Tâm lý liệu pháp
Còn gọi là điều trị qua đối thoại và tư vấn. Tâm lý liệu pháp cần được sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần qua sự lắng nghe và trao đổi.
Có bằng chứng cho thấy việc điều trị bằng phương pháp nhận thức ứng xử (cognitive behavior therapy) có thể cải thiện các triệu chứng của RLLA. Điều trị bằng nhận thức ứng xử giúp bạn phân biệt giữa những niềm tin và cung cách ứng xử không lành mạnh, tiêu cực với những niềm tin đúng đắn và cung cách ứng xử tích cực. Nó dựa trên cơ sở là những ý nghĩ của bạn chứ không phải là người khác và những tình huống sẽ xác định cách bạn sẽ ứng xử ra sao. Ngay cả khi một tình huống bạn không mong muốn vẫn cứ tồn tại, bạn vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của mình và ứng xử sao cho tích cực. Phương pháp điều trị nhận thức ứng xử thường được dùng trong một đợt ngắn hạn, nó nhấn mạnh đến việc học hỏi để hình thành và phát triển khả năng làm chủ tư duy và cảm xúc của bạn.
Việc điều trị RLLA hoặc bất kỳ bệnh lý tâm thần nào khác cần phải thích ứng với từng trường hợp. Không có một chế độ điều trị kiểu mẫu nào có thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Chủ yếu là điều trị ngoại trú, nhưng có một số trường hợp nặng cần phải nhập viện.
BS. Ngọc Khanh
rối loạn lo âu
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
Nguyễn Huy (Nguyenhuy882512@gmail.Com)
Phan văn bình (Phannang120476@gmail.com)
Phan văn bình (Phannang120476@gmail.com)