Cá thể hóa trong Dinh dưỡng
Hội thảo có sự tham dự của các giáo sư, chuyên gia dinh dưỡng từ Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam; lãnh đạo Quỹ Ajinomoto - Tập đoàn Ajinomoto, Công ty Ajinomoto Việt Nam cùng các khách mời là các bác sĩ, cán bộ dinh dưỡng và giảng viên chuyên ngành dinh dưỡng của các trường đại học và cao đẳng y tế tại Hà Nội.
Các giáo sư, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Nhật Bản, Mĩ và Việt Nam tham dự và trình bày tại Hội thảo.
Được biết hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (Vietnam Nutrition system Establishment Project – gọi tắt là VINEP) trong năm 2019, được phối hợp tổ chức bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế, Quỹ Ajinomoto - Tập đoàn Ajinomoto, Công ty Ajinomoto Việt Nam và các trường đại học.
Tại Hội thảo, xoay quanh chủ đề cá thể hóa trong dinh dưỡng, nhiều nội dung đã được trình bày và thảo luận tại Hội thảo như: Lịch sử chính sách và thực hành dinh dưỡng tại Nhật Bản, Vai trò của cán bộ dinh dưỡng tại Mỹ, Cá nhân hóa dinh dưỡng từ góc độ di truyền học và một số kết quả nghiên cứu về gen nhạy cảm với bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại Việt Nam, Cập nhật điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân ngoại khoa, Cá thể hóa trong dinh dưỡng,…
Cá thể hóa dinh dưỡng là chuyển đổi từ tư vấn chế độ dinh dưỡng chung cho tất cả các đối tượng trong cộng đồng sang tư vấn chế độ dinh dưỡng và lối sống đặc thù cho mỗi cá nhân, dựa trên đặc điểm cá nhân, bao gồm yếu tố hành vi (cách lựa chọn thực phẩm, thói quen ăn uống, yếu tố tâm lý, tình trạng thể lực,…) và yếu tố sinh học (cân nặng, chiều cao, gen di truyền,…). Mục đích của cá thể hóa trong dinh dưỡng là thay đổi lâu dài về hành vi trong chế độ dinh dưỡng theo hướng có lợi cho sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo
Theo Bộ Y tế (2019), Việt Nam đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép, đó là bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Trong đó, bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư…chiếm đến 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Phần nhiều các bệnh không lây nhiễm có các yếu tố nguy cơ bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực chưa hợp lý. Chính vì vậy, việc can thiệp dinh dưỡng đóng vai trò ngày một quan trọng. Trong đó, cá thể hóa dinh dưỡng được dự đoán trở thành mô hình chăm sóc dinh dưỡng tương lai.
Để việc thực hành cá thể hóa dinh dưỡng được ứng dụng rộng rãi, việc tham khảo mô hình hệ thống dinh dưỡng của các quốc gia có nền dinh dưỡng phát triển như Nhật Bản, Mỹ, từ đó tiến hành mở rộng hệ thống đào tạo cán bộ dinh dưỡng trong nước và xây dựng các chính sách phù hợp về mặt quản lý, hoạt động là cực kỳ quan trọng. Với mục tiêu gia tăng nhận thức của các nhà quản lý và cán bộ y tế về vấn đề này, các diễn giả đã trình bày và thảo luận về nhiều mặt của việc thực hành cá thể hóa dinh dưỡng nói riêng và tầm quan trọng về dinh dưỡng tiết chế nói chung.
GS. Mary Murimi – Giáo sư Dinh dưỡng, Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) trình bày tại Hội nghị.
Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo dinh dưỡng cũng được trình bày và thảo luận tại Hội nghị. Các chuyên gia cũng đã chia sẻ những mô hình đào tạo tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nếu như hiện nay tại Việt Nam đã triển khai mô hình đào tạo cử nhân dinh dưỡng 4 năm thì tại những nước như Hoa Kỳ, các mô hình đào tạo để trở thành một cán bộ dinh dưỡng khá đa dạng, bao gồm đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học…Đặc biệt, bên cạnh yếu tố lý thuyết thì yếu tố thực hành trong các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe rất được coi trọng để đẩy mạnh kỹ năng và tay nghề. Sinh viên được yêu cầu phải có tối thiểu 1.200 giờ thực hành tại bệnh viện, cơ sở chăm sóc y tế, các cơ sở cung cấp dịch vụ thực phẩm v.v. Còn tại Nhật Bản, ngành dinh dưỡng đã được bắt đầu từ năm 1925, hiện có hơn 300 trường đại học và cao đẳng đào tạo nghề dinh dưỡng. Nhật Bản hiện có khoảng 1 triệu cán bộ dinh dưỡng và tỷ lệ cán bộ dinh dưỡng là 1:1.000 dân, tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới, góp phần đưa đến những tiến bộ ngoạn mục về dinh dưỡng của Nhật Bản.
Tại Việt Nam, mặc dù cá thể hóa dinh dưỡng là một khái niệm còn tương đối mới mẻ nhưng tại nhiều bệnh viện đầu ngành như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy; dinh dưỡng lâm sàng – dinh dưỡng điều trị đã và đang được áp dụng và đóng góp hiệu quả, tích cực vào việc tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị. Trong đó dinh dưỡng mang tính cá thể hóa ngày càng được đẩy mạnh và cho thấy nhiều hiệu quả tích cực.
-
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mất tập trung
-
Lưu ý khi dùng một số thuốc trị thiểu năng tuần hoàn não
-
Chườm nóng khiến bong gân nặng hơn
-
Dược thiện giải thoát “khô hạn” cho chị em
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia