Bí quyết giữ được vitamin khi nấu ăn
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải ngày nay đi chợ mua thực phẩm thực rất khó phân biệt được đâu là rau sạch và rau có phun thuốc trừ sâu. Theo bà chúng ta nên tìm đến địa chỉ bán rau tin cậy, cơ sở có địa chỉ sản xuất rõ ràng để có bữa ăn an toàn.
Bên cạnh đó thì việc chế biến, bảo quản rau trong gia đình rất quan trọng, dù thực phẩm sạch nhưng nếu không biết bảo quản thì vẫn có thể gây ngộ độc.
Việc ngâm rau trong nước muối loãng là một giải pháp, tuy nhiên với một số loại rau nếu ngâm lâu quá thì dễ nát khiến vi khuẩn xâm nhập. Còn rửa rau bằng nước gạo, với gia đình ăn ít thì không có nhièu nước gạo để ngâm, điều này cũng ít khả thi.
Cũng theo bà Hải rau mua về nên rửa trực tiếp dưới vòi nước nhiều lần (ít nhất là 3 lần) thì gần như có thể giảm thiểu đáng kể được chất bẩn. Kinh nghiệm của tôi khi đi chợ chọn rau cũng hay đưa lên để ngửi qua xem có mùi gì lạ không, hoặc nếu rau mỡ màng bất thường, xanh quá cũng thì cũng không nên mua.
Để giữ vitamin trong rau xanh khi nấu cần chú ý
Như chúng ta đã biết, rau xanh chứa rất nhiều vitamin, muốn giữ được vitamin ở mức nhiều nhất thì các bà nội trợ cần chú ý những điểm sau:
- Khi chuẩn bị rau (nhặt rau, rửa rau) cần phải làm nhanh, càng nhanh càng tốt.
- Rửa sạch rau trước khi thái nhỏ vì nếu thái rồi mới rửa thì một số vitamin sẽ bị tan trong nước.
- Rau làm xong phải nấu ngay, càng để lâu càng mất nhiều vitamin C.
- Cho rau vào nấu khi nước đã sôi tránh cho rau khi nước còn lạnh.
- Khi nấu, luộc rau nên đậy kín vung để tránh bay hơi.
- Cho rau vào nồi khi nước đã sôi và nước phải đủ ngập hết rau.
- Khi nước sôi nên đun lửa nhỏ vì khi nước sôi mạnh rau sẽ bị đẩy lên mặt, dễ dàng bị ôxy hóa vitamin C.
- Không khuấy trộn rau nhiều.
Do vitamin C sẽ bị phá hủy trong môi trường kiềm mạnh hơn, do đó khi xào nấu, nên cho thêm một ít chất chua như giấm, chanh, khế, để đảm bảo cho vitamin được tốt. Ngược lại, vitamin A lại dễ bị phá hủy trong môi trường axit, vì vậy nếu là loại rau có nhiều vitamin A thì không nên cho thêm các chất chua vào.
B. Lăng
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
.jpg)
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Cách chữa mụn hạt cơm
- Học cách giữ gìn sức khỏe của người Nhật