9 thói quen xấu bố mẹ cần bỏ ngay khi dạy con
1. Phán xét các ông bố bà mẹ khác
Sai lầm này với ai thì cũng rất khó sửa. Chúng ta dễ dàng chỉ trích những người mẹ quát mắng con cái ầm ĩ ở quầy thanh toán siêu thị, hay bĩu môi trước một ông bố cho con thức khuya quá 11h. Nhưng thay vì tập trung năng lượng vào việc mắng mỏ cái sai, hãy dành nhiều thời gian hơn để nói về những gì ta đã làm đúng.
2. Tự dè bỉu mình
Có lần nào bạn tự trách mình bằng những ngôn từ không lấy gì làm dễ nghe cho lắm? "Trời, mình ngu quá!" là một thí dụ. Ai cũng có những lúc sai lầm nhưng hãy cân nhắc khi bạn tự mắng mỏ, trách móc mình quá tiêu cực, nhất là khi bọn trẻ đang ở gần đó và có thể nghe được. Trẻ con luôn hướng tới người lớn để cảm nhận sự an toàn, thoải mái. Chúng sẽ cảm thấy ra sao nếu biết bố hoặc mẹ chúng cảm thấy tự ti về mình dù chỉ là trong một tích tắc? Và nếu như chúng phải nghe những lời tự ti đó một cách thường xuyên, đừng bất ngờ nếu bạn thấy chúng cũng bắt đầu nói những lời tương tự về bản thân. Bài học rút ra ở đây là: Hãy trân trọng bản thân mình.
3. Không dành thời gian và không gian riêng cho gia đình
Lần cuối cùng bạn đi nghỉ mà không kè kè điện thoại bên mình hoặc cắm mặt vào chiếc máy tính bảng là khi nào? Cảnh tượng một gia đình vào nhà hàng nhưng cả bố lẫn mẹ đều dán mắt vào màn hình điện thoại và không ai nói với ai câu nào có quen thuộc với bạn hay không? Công nghệ hiện đại đã khiến chúng ta quá mắc nghiện, các bậc phụ huynh tỏ ra bận rộn hơn bao giờ hết nhưng thử hỏi tất cả những thao tác chạm, quệt, vuốt đó có giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn với lũ trẻ hay không? Hãy thử cách ly các thiết bị công nghệ một lúc lâu. Có thể đặt ra những quy tắc như không dùng điện thoại hoặc tablet sau 7h tối. Hãy trò chuyện với con nhiều hơn. Chơi cờ cùng con. Đi dạo cả nhà. Bạn sẽ bất ngờ với kết quả: Tâm trạng tốt hơn, kết nối với lũ trẻ nhiều hơn.

4. Giận cá chém thớt
Dù đó là chồng cũ/vợ cũ, họ hàng, bố mẹ chồng/vợ hay giáo viên của bọn trẻ, chắc chắn trong cuộc sống sẽ có lúc bạn phát điên vì những người đó. Nhưng hãy nhớ: chỉ thể hiện cảm xúc khi không có mặt lũ trẻ ở đấy. Chúng không cần phải nghe những điều tồi tệ về một người mà chúng yêu quý. Hãy giữ cho câu chuyện chỉ giới hạn giữa người lớn với nhau mà thôi.
5. Cố kiểm soát mọi chuyện
Chúng ta không bao giờ muốn nhìn thấy trẻ vấp ngã, tổn thương hay thất vọng. Nhưng cuộc sống là thế. Bạn không thể kiểm soát từng hành động nhỏ của trẻ, bởi chỉ có làm thử và trải nghiệm mới giúp trẻ trưởng thành. Hơn nữa, kiểm soát quá đà cũng khiến cho trẻ có xu hướng nổi loạn nhiều hơn. Hãy để cho trẻ có không gian để phạm sai lầm. Hãy cho chúng cơ hội rút ra bài học từ chính trải nghiệm sống. Điều đó về lâu dài sẽ tốt hơn cho chúng.
6. Chụp ảnh mọi thứ
Hãy chụp ít ảnh hơn. Xin đừng hiểu lầm. Chúng tôi không cố khuyên bạn vứt máy ảnh ở nhà vào dịp sinh nhật con, lễ tốt nghiệp hay kỳ nghỉ gia đình. Tất nhiên, bạn muốn lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt. Nhưng đôi khi, chỉ đôi khi thôi, hãy tạm quên đi chiếc máy ảnh để thực sự đắm mình vào những khoảnh khắc như vậy.
7. Dễ tính quá mức
Thật dễ dàng khi bỏ vài đồng cho bọn trẻ mua một cây kem/món đồ chơi/ ứng dụng và khiến chúng thỏa mãn. Nhưng đừng làm việc đó mỗi ngày, đừng chiều lòng trẻ quá đà, bằng không lũ trẻ sẽ không biết cách chấp nhận câu từ chối từ bạn. Hãy đặt ra những giới hạn để trẻ tuân thủ.
8. Giả vờ như mình đang có một khoảng thời gian tuyệt vời
Bạn và lũ trẻ cùng xem phim. Nhưng sau vài cảnh đầu tiên, bạn bắt đầu rút điện thoại ra, check email/gửi tin nhắn hoặc lướt Facebook. Bạn có thể chụp một bức ảnh ghi lại cảnh lũ trẻ đang say sưa xem phim rồi post lên Facebook với lời chú thích: "Khoảnh khắc ấm cúng". Nghe quen chứ? Đúng, có vẻ như tất cả chúng ta đều đã trải qua khoảnh khắc như vậy. Nhưng sự thật là bạn không hề gắn bó với hoạt động đó chút nào và bọn trẻ có thể cảm nhận được điều đó. Chúng có thể sẽ hỏi bạn: "Bố mẹ, sao bố mẹ không xem?". Chúng đủ nhạy cảm để biết là bạn đang không có cùng mối quan tâm với chúng.
9. Không nói "Mẹ/Bố yêu con"
"Mẹ/Bố yêu con", một câu nói đơn giản chỉ gồm 3 từ nhưng lại bị các bậc phụ huynh tiết kiệm đến khó tin. Họ không biết rằng, với con trẻ, cảm giác biết mình được yêu thương là một món quà vô giá. Bạn có thể cho chúng biết điều đó thông qua cả hành động lẫn ngôn từ. Hãy nói với chúng rằng bạn yêu chúng. Hãy để chúng nghe được những từ ngữ kỳ diệu đó. Điều này cũng đúng với cả những đứa trẻ đã lớn - không bao giờ là quá muộn để nói bạn yêu con cả.
(Theo Việt Nam net)
-
U22 Việt Nam ghi dấu ấn lịch sử, 'ẵm vàng" SEA Games 30
-
Di chuyển dân số có tác động quan trọng đối với sức khỏe công cộng
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mọi người Việt Nam sinh ra đều được chăm sóc tốt nhất
-
Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu ký kết chuyển giao nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tiễn
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia