8 loại thực phẩm giúp phòng chống cúm hiệu quả
Sữa chua Hy Lạp
Lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua Hy Lạp có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Điều này sẽ cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, đồng nghĩa với giảm nguy cơ mắc bệnh.

Súp gà
Súp gà có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn bạn nghĩ. Bên cạnh việc là một món ăn giữ ấm đầy hấp dẫn trong mùa đông thì súp gà còn có khả năng chống viêm mạnh mẽ và ngăn ngừa tích tụ các tế bào bạch cầu trong đường hô hấp. Ngoài ra, món ăn này còn là một lựa chọn hợp lý để cung cấp vitamin và những khoáng chất theo dạng lỏng, dễ dàng sử dụng khi bạn cảm thấy lười ăn mỗi lúc mệt mỏi.
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe đáng kể đối với tim mạch, não bộ, khớp, trao đổi chất…trà xanh cũng được sử dụng như một phương thức phòng cúm hiệu quả. Nồng độ cao của polyphenol và catechin (đặc biệt là EGCG - một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất được biết đến) có trong trà xanh giúp chống lại virus và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Bột protein (Whey Protein Powder)
Chúng tốt cho cơ bắp và cả hệ miễn dịch của bạn. Nếu được xử lý cẩn thận ở nhiệt độ thấp, bột protein sẽ chứa lactoferrin – một thành phần của hệ thống miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe tổng thể và chống nhiễm trùng.

Thông thường, cúm sẽ gây ra những triệu chứng như nghẹt mũi và đau đầu. Tuy nhiên, nhiều ca còn đi kèm cả nôn mửa và tiêu chảy. Nếu bạn rơi vào trường hợp đó, hãy ăn nhiều gừng hay các sản phẩm như trà gừng, kẹo gừng…
Theo nghiên cứu, các thành phần trong gừng như galanolactone có thể tác động thông qua hệ thần kinh trung ương để ảnh hưởng đến nồng độ serotonin và giảm hiện tượng buồn nôn. Trên thực tế, biện pháp này có thể được áp dụng mỗi khi bạn cảm thấy buồn nôn dù gây ra bởi bất cứ nguyên nhân nào.
Trái cây họ cam, quýt
Có nhiều tranh cãi xung quanh tác dụng phòng chống cúm của vitamin C. Tuy nhiên, thực tế là vitamin C (có nhiều trong trái cây họ cam, quýt) là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Bên cạnh trái cây họ cam, quýt, bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, dứa, các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ…
Cá mòi
Hầu hết lượng vitamin D mà chúng ta hấp thụ đến từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và điều đó lại càng trở nên hạn chế trong mùa đông. Chính vì vậy, việc bổ sung các nguồn vitamin D cho cơ thể là rất cần thiết, và cá mòi được nghĩ đến như một lựa chọn hợp lý vì lượng vitamin D chứa trong chúng. Theo các nhà khoa học, vitamin D là một phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch. Nó giúp ích cho cả hai phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng ở con người.
Kẽm có thể giúp cơ thể sản sinh các tế bào bạch cầu và khoa học đã chứng minh tế bào bạch cầu là “những chiến binh mạnh mẽ” của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh nguồn cung cấp kẽm lý tưởng là thịt bò, bạn cũng có thể lựa chọn thịt gà, thịt cừu, rau chân vịt, hạt mè và đậu lăng.
Theo Dân trí/ Details
(Theo Dân Trí)
-
Gợi ý những mẫu giày chuẩn dễ phối đồ cho mùa giáng sinh
-
Hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu về hoạt chất Lunasin chiết xuất từ Soy Protein hỗ trợ đẩy lùi ung thư Phổi”
-
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm trang trại TH tại Moscow, Liên Bang Nga
-
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ngừa tai biến, đột quỵ thế nào cho hiệu quả?
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Chuyển giao kỹ thuật mới trong sinh thiết vú và điều trị u tuyến giáp