1.Tiền sử gia đình
Nếu gia đình bạn có người bị tiểu đường, bạn có nguy cơ bị bệnh này. Đây là bệnh có khả năng di truyền.
2. Cân nặng
Hãy xem xét trọng lượng của bạn. “Vòng 2” càng lớn, bạn càng có nguy cơ bị tiểu đường týp 2.
3. Lối sống thụ động
Lối sống thụ động, lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Vận động cơ là cần thiết để phòng bệnh tiểu đường týp 2.
4. Chủng tộc
Một số nhóm người nhất định dễ bị tiểu đường týp 2: người Châu Á, người Mỹ bản địa, người Tây Ban Nha, Hawaii và người da đen có nguy cơ cao hơn phát triển bệnh tiểu đường.
5. Tuổi
Những người trên 45 tuổi dễ bị tiểu đường đặc biệt là tiểu đường týp 2.
6. Phụ nữ mang thai
Một số phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. 95% tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh con. Nghiên cứu chứng minh rằng những phụ nữ sinh con có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của đứa trẻ bình thường có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường sau này.
7. Suy giáp
Những người bị suy giáp và không dung nạp gluten dễ bị tiểu đường týp 2 hơn.
8. PCOS
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường týp 2.
9. Đột quỵ
Nếu bị đột quỵ, bạn có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường týp 2.
10. Giấc ngủ
Những thói quen ngủ không thích hợp làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường týp 2 của bạn.
BS Thu Vân
(theo Univadis/Boldsky)








-
Cảnh báo nguy cơ tăng acid máu, nhiễm trùng tiết niệu của thuốc trị tiểu đường typ 2
SKĐS - các thuốc ức chế SGLT2 trị tiểu đường cần thêm cảnh báo mới vào nhãn thuốc về nguy cơ tăng quá nhiều acid trong máu và các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng. Cả hai tình trạng này đều có thể dẫn đến phải nhập viện.
-
Phẫu thuật MOHS kết hợp hình ảnh học để điều trị cho bệnh nhân ung thư da
-
Nút mạch điều trị ung thư gan thế nào?
-
Giải pháp mới cho điều trị ung thư
-
Ung thư phổi - nỗi lo hóa xạ trị và giải pháp
-
Điều trị “tận gốc” ung thư bàng quang giai đoạn sớm
-
Ung thư vú ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa
-
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim
-
Ung thư tuyến giáp có tái phát?