Cẩn thận với biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Biến chứng thần kinh có phổ biến không?
Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), nhất là người kiểm soát đường máu không tốt.Khoảng 60-70% bệnh nhân có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh thực vật.Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện ĐTĐ đã có gần 10% số người có biến chứng thần kinh.
Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), nhất là người kiểm soát đường máu không tốt.Khoảng 60-70% bệnh nhân có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh thực vật. Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện ĐTĐ đã có gần 10% số người có biến chứng thần kinh.
Dấu hiệu nhận biết
Nhiều bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng gì và biến chứng thần kinh chỉ được phát hiện khi thăm khám.Bởi vậy bệnh nhân ĐTĐ cần được khám định kỳ 1-2 lần mỗi năm bởi các bác sĩ thần kinh để không bỏ sót bất cứ dấu hiệu nào.
Biến chứng thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng chủ yếu đến các dây thần kinh ở chi dưới, với các biểu hiện:
- Dấu hiệu ban đầu là giảm cảm giác đều ở cả hai chân, chủ yếu ở bàn chân, cũng có thể lan lên cả cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối.
- Tê bì, cảm giác như kiến bò, chủ yếu ở hai bàn, ngón chân.
- Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về đêm khiến mất ngủ.
- Đau xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài.Các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
- Mất một phần hoặc toàn bộ cảm giác ở hai chân và tay. Khi chân bị tổn thương bệnh nhân gần như không hoặc ít đau.Một số người bị bỏng hoặc có những vết rách lớn ở chân mà không hề hay biết cho tới khi chân bị sưng tấy, nhiễm trùng nặng. Hậu quả là nguy cơ bị loét bàn chân, bị cắt cụt chân tăng lên rất cao. Tại Mỹ, khoảng 60% các trường hợp bị cắt cụt chân do chấn thương xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ, chủ yếu do biến chứng thần kinh.
- Biến chứng thần kinh ở bàn chân có thể gây biến dạng các khớp xương bàn và cổ chân.
Cần phải phòng ngừa và điều trị sớm
+ Ổn định đường huyết:Được coi là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa các biến chứng thần kinh cũng như các biến chứng ở những cơ quan khác của bệnh ĐTĐ. Điều này chỉ thực hiện được khi người bệnh kết hợp được các biện pháp điều trị (thuốc, chế độ ăn và sinh hoạt) một cách có hiệu quả.
+ Chăm sóc đặc biệt đôi chân
- Luôn giữ bàn chân sạch sẽ, khô ráo, đặc biệt là vùng kẽ ngón chân (dùng kem chống ẩm hay phấn talc).
- Thường xuyên quan sát và kiểm tra bàn chân để kịp thời phát hiện những tổn thương hay bất thường dù nhỏ như: nốt chai, trầy xước, sưng, đau…
- Không cắt móng chân bằng vật sắc nhọn như dao, kéo, móng cắt ngang, không cắt khóe…
- Không đi chân đất dù ở trong nhà.
- Mang giày dép vừa vặn, êm ái, mềm mại và phù hợp. Giày thể thao được khuyên dùng khi chân chưa biến dạng nhiều.Trường hợp chân biến dạng nhiều, cần phải đặt riêng giày với hình dáng và chất liệu phù hợp. Không mang giày dép gót cao, mũi nhọn, làm vệ sinh giày dép ít nhất 2 lần mỗi tuần.
- Trong trường hợp người bệnh già yếu hay có vấn đề về mắt, tay… thân nhân cần được huấn luyện để chăm sóc và theo dõi.
- Tư vấn bác sĩ chuyên khoa nội tiết hay xương khớp ngay khi phát hiện những bất thường.
+ Điều trị sớm khi có biến chứng:
Tê bì chân tay thường là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn bị biến chứng thần kinh do đái tháo đường và cần điều trị triệt để càng sớm càng tốt, nếu không muốn phải cắt cụt chi và tàn phế. Sản phẩm chứa Chondroitin, tiền vitamin B1 (Fursultiamin) và các vitamin nhóm B là lựa chọn hàng đầu để khắc phục tình trạng bệnh này. Trong bệnh đái tháo đường, biến chứng thần kinh thường đi kèm với biến chứng mạch máu, vì vậy, sản phẩm kể trên có bổ sung thêm các chất chống oxy hóa và tăng cường lưu thông mạch máu như Ginkgo Biloba và Blueberry sẽ khắc phục toàn diện biến chứng thần kinh, mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ.
Nếu có tình trạng tê bì chân tay hoặc bệnh đái tháo đường, bạn có thể gọitới (04).39.978.898 hoặc 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được Tư Vấn (Miễn Phí).
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?