Tiểu hồi hương chữa trướng bụng, đầy hơi
Tiểu hồi hương vị cay, tính ôn; vào kinh can, thận, tỳ và vị. Tiểu hồi có tác dụng khứ hàn, lý khí, chỉ thống khai vị. Làm gia vị khai vị ôn trung trừ hàn chống nôn thổ, đầy bụng không tiêu, đau vùng mạng sườn. Trị các chứng: thoát vị bẹn, sa tinh hoàn, thận hư yêu thống, bụng sườn đau, nôn ăn ít. Liều dùng: 4 - 6g.
Một số bài thuốc trị bệnh có tiểu hồi hương:
Trừ hàn, chỉ thống: chữa thoát vị bẹn, đau bụng, sa tinh hoàn.
Bài 1 - Bột lệ hương: tiểu hồi hương, lệ chi hạch (hạt vải) sao đen, lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm. Người tạng hàn thì thêm ngô thù du. Trị thoát vị bẹn.
Tiểu hồi tác dụng khứ hàn lý khí chỉ thống, trị sa tinh hoàn, thoát vị bẹn, chậm kinh do lạnh.
Bài 2 - Hồi hương ô dược thang: hồi hương 6g, lệ chi hạch 2g, mộc hương 2g, mộc qua 8g, ngô thù du 3g, phá cố chỉ 6g, sa nhân 2g, tỳ giải 20g. Sắc với 1 chén rượu, uống ấm. Tác dụng: thông khí, giảm đau, tiêu hạch trừ thấp. Trị tinh hoàn sa đau.
Bài 3 - Thang Đạo khí: ngô thù 6g, tiểu hồi hương 4g, mộc hương 6g, xuyên luyện tử 12g. Sắc uống. Trị tinh hoàn sa đau.
Bài 4: tiểu hồi hương 20g, quýt hạch (hạt quýt) 10g, lệ chi hạch 10g, ô dược 5g, đinh hương 5g, dĩ nhân căn 50g. Các vị nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Mỗi hoàn 3g. Mỗi lần uống nửa viên đến một viên, ngày 3 lần. Trị trẻ nhỏ thoát vị bẹn.
Lý khí, tiêu trướng:
Bài 1: tiểu hồi hương 6g, gừng sống 20g. Các vị sao vàng, tán bột, làm hồ hoàn hay rượu. Chia uống 2 lần, uống với nước. Trị chứng đầy hơi, bụng trướng sưng đau, nôn oẹ kém ăn.
Bài 2: tiểu hồi hương 12g, muối ăn 4g. Các vị sao và tán thành bột, nấu với 2 quả trứng vịt làm thành bánh. Ăn bánh có trứng và uống rượu gạo. Ngày 1 lần, làm liên tục 4 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày rồi lại dùng tiếp đợt 2. Trị bụng trướng đầy.
Ấm kinh, trị bạch đới:
Bài 1: tiểu hồi hương 12g, can khương 8g. Sắc lấy nước sau đó pha với đường đỏ mà uống. Trị chứng bạch đới do hàn thấp.
Bài 2: tiểu hồi hương 6g, hoàng kỳ 32g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng lùi 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g. Sắc uống; nên uống liên tục 10 - 15 ngày sau khi sạch kinh. Chữa chậm kinh do hàn (lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, đại tiện lỏng).
Kiêng kỵ: Người có chứng nhiệt và âm hư hoả vượng không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Tiểu hồi hương
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Bí quyết “đối phó” với bệnh viêm đại tràng của người Nhật
Người bệnh viêm đại tràng lúc nào cũng sống trong nỗi lo ăn uống khó tiêu, đầy hơi… với tất cả thức ăn. Người Nhật có cách hay mà đơn giản giúp bạn có thể “đối phó” các triệu chứng khó chịu của bệnh một cách hiệu quả
- Bảo bối giúp người Nhật cải thiện rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia
- Phát hiện mới trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả
-
Khởi tố kẻ hành hung bác sĩ tại BV Xanh Pôn
SKĐS - Tin từ cơ quan CSĐT – công an Q. Ba Đình, Hà Nội cho biết, ngày 20/4, cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Văn Thanh (SN 1986, trú tại cụm 5, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Gây rối trật tự công cộng". - Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị công an cắm chốt tại các bệnh viện trước vấn nạn hành hung
- Phó Giám đốc Bệnh viện K chỉ rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư
- Bác sỹ đang bị tước một quyền cơ bản của công dân
- Hà Tĩnh: Đang cấp cứu, bác sĩ bị người nhà cầm dao doạ nạt