Lời chào cao hơn mâm cỗ
Ở bệnh viện tôi, lãnh đạo bệnh viện vẫn luôn nhắc nhở cán bộ viên chức lao động của bệnh viện rằng: Bệnh nhân vừa là khách hàng đồng thời là ân nhân đối với sự phát triển của bệnh viện. Công tác trong ngành y tế đã 20 năm, tôi rất chú ý đến tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế ở bệnh viện tôi cũng như những bệnh viện tôi từng đến. Năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành một văn bản pháp lý quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế, cho đến nay, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế nói chung đã thay đổi rất nhiều và tạo được sự hài lòng cho người bệnh.
Người thầy thuốc cần có thái độ tôn trọng bệnh nhân mỗi khi khám bệnh.
Năm 2014, tôi nhận được học bổng Quốc tế của Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc. Lần đầu ra nước ngoài học, trước khi sang, tôi cố tìm hiểu các vấn đề: Văn hóa, giao thông, thời tiết… cũng như đồ ăn của nước bạn và luôn ý thức rằng mình phải tuân thủ giờ giấc và quy định của bệnh viện nơi tôi học. Tôi thường đến bệnh viện từ rất sớm và thấy các bác sĩ nội trú, các nghiên cứu sinh cũng đến rất sớm, gần thời gian bắt đầu khám là giáo sư tới. Khi thầy đến, tất cả mọi người đều đứng dậy cúi đầu chào thầy, đúng giờ làm việc. Trước khi khám cho bệnh nhân, vị giáo sư cúi đầu và chào bệnh nhân (Hàn Quốc vốn coi trọng đạo Khổng Tử) rồi mời bệnh nhân ngồi. Khi bệnh nhân ổn định, thầy bắt đầu hỏi bệnh và khám, vị giáo sư khám đến đâu đọc kết quả khám cho một bác sĩ nội trú nhập vào máy tính… Khám xong, thầy cúi chào bệnh nhân trước khi họ ra về. Bệnh nhân được điều dưỡng hướng dẫn các thủ tục tiếp theo. Ở đó, họ thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, trước và sau khi khám đều sát khuẩn bàn tay bằng dung dịch rửa tay nhanh. Đặc biệt, họ rất tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân như có phòng thay đồ để bệnh nhân thay và mặc đồ của bệnh viện cho dễ khám. Khi bệnh nhân khám xong, đồ đã mặc đó được bỏ vào sọt mang đi giặt chứ không cho bệnh nhân khác sử dụng lại, không được chụp ảnh tại nơi khám bệnh, việc tôn trọng quyền riêng tư này lại càng quan trọng hơn đối với những bệnh nhân Hồi giáo.
Năm 2015, tôi tiếp tục nhận được học bổng Quốc tế của Bệnh viện Sirijai Đại học Mahidol Thái Lan. Tôi cũng để ý thấy các giáo sư, bác sĩ ở đó cũng chắp tay chào bệnh nhân trước và sau khi khám bệnh. Có lần tôi và một nữ bác sĩ người Myanmar đi theo một vị giáo sư đến thăm bệnh cho ông Vua Sư (The King of Monk) tại một buồng bệnh VIP. Khi đến thì vị cao tăng này đang ngủ nên chúng tôi ngồi ngoài phòng khách chờ. Khi vị sư này tỉnh dậy, vào đến trong phòng, tôi thấy vị sư ngồi trên giường và rất ngạc nhiên là giáo sư của tôi hành lễ cúi lạy, nằm rạp người trên sàn nhà 3 lần. Sau đó đến lượt cô bạn của tôi và tôi.
Năm 2016, tôi lại nhận được học bổng của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan. Trong thời gian học ở đó, tôi thấy các giáo sư, bác sĩ trước và sau khi khám cho bệnh nhân đều chào bệnh nhân, có điều phong cách của người Đài Loan giống như phương Tây vậy, không nặng nề Đạo Khổng như Hàn Quốc cũng không nặng nề Đạo Phật như Thái Lan nhưng cũng đủ lịch sự và tôn trọng lẫn nhau trong cách cư xử…
Riêng cá nhân tôi thấy đây là việc nên làm. Việc chào trước và sau khi khám cho bệnh nhân của các bác sĩ nên đưa vào thành một nếp văn hóa bệnh viện ở nước ta. Người thầy thuốc khi khám cho bệnh nhân, bất kể bệnh nhân đó bao nhiêu tuổi, thuộc tầng lớp xã hội nào… đều phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn khám chữa bệnh của mình với một thái độ, phong cách tôn trọng người bệnh. Đó là đòi hỏi thiết thực và chính đáng của mỗi người bệnh và cả cộng đồng xã hội.
BS. Cầm Bá Thức
cháo
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Khởi tố kẻ hành hung bác sĩ tại BV Xanh Pôn
SKĐS - Tin từ cơ quan CSĐT – công an Q. Ba Đình, Hà Nội cho biết, ngày 20/4, cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Văn Thanh (SN 1986, trú tại cụm 5, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Gây rối trật tự công cộng". - Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị công an cắm chốt tại các bệnh viện trước vấn nạn hành hung
- Phó Giám đốc Bệnh viện K chỉ rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư
- Bác sỹ đang bị tước một quyền cơ bản của công dân
- Hà Tĩnh: Đang cấp cứu, bác sĩ bị người nhà cầm dao doạ nạt