Chữa viêm thanh quản cấp, thuốc gì?
Viêm thanh quản là tình trạng bệnh lý ở thanh quản gây ra bởi virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, sau các đợt cảm cúm, viêm mũi họng, hít phải khí độc hại như khói thuốc, hoá chất...
Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ em, là loại viêm thanh quản tiến triển trong thời gian ngắn dưới 3 tuần. Thông thường, viêm thanh quản cấp xảy ra sau một đợt viêm mũi, xoang, họng cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh với triệu chứng chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột. Ban đầu người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt sau đó đau họng, cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Nếu không được điều trị bệnh sẽ lan xuống gây viêm khí - phế quản.
Dân gian thường sử dụng chanh tươi thái lát mỏng, nghệ tươi, đường phèn hấp cách thuỷ ngậm nhiều lần trong ngày. Dùng một số thảo dược như húng chanh, mật ong, quất, gừng, tía tô, ngải cứu, bạc hà... trong điều trị viêm thanh quản cũng cho kết quả tốt.
Điều trị toàn thân dùng kháng sinh phòng bội nhiễm: nhóm b lac-tam như amoxilin, taxetil dạng viêm hoặc siro với liều theo cân nặng. Nếu dị ứng với nhóm kháng sinh này thường được thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid như davercine... Thực tế, một số người bệnh hay mách nhau ngậm một vài viên biseptol (là một sulfamid đường uống) mỗi khi bị khàn tiếng. Tuy nhiên, bên cạnh nguy cơ tạo ra kháng thuốc thì sulfamid là loại thuốc thải chủ yếu qua thận do thuốc rất ít tan trong nước tiểu acid nên tạo tinh thế sắc cạnh, gây độc vì kích ứng thận, có khi vô niệu nên cần uống rất nhiều nước mỗi khi phải sử dụng. Biseptol khi bị dị ứng sẽ rất nặng, gây ban đỏ đa dạng có tổn thương ở niêm mạc, bong biểu bì và có thể tử vong.
Có thể dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề bằng liệu pháp corticoid (hít): solumedrol hoặc depersolone hoặc corticoid đường uống, chymotrypsine choay dạng viên nén ngậm dưới lưỡi hoặc uống phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamin uống.
Thuốc ngậm tại chỗ cũng rất hữu ích trong viêm thanh quản, tuy nhiên thuốc sử dụng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng phải theo chỉ định của thầy thuốc tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Điều trị hỗ trợ viêm mũi họng bằng cách nhỏ mũi, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ. Khí dung mũi họng cùng với làm thuốc thanh quản thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Bạn có thể xông các thứ lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả... Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước chè mạn pha nóng. Thở không khí ấm trong mùa đông.
Đối với những bệnh nhân viêm thanh quản, điều quan trọng nhất trong điều trị là kiêng nói để dây thanh có thể phục hồi sớm nhất. Nếu thực hiện được kiêng nói trong vài ngày (thường khoảng 3-5 ngày) bệnh sẽ khỏi rất nhanh. Bệnh nhân nên tránh tắm lạnh. Cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi. Nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước trà nóng, không hút thuốc lá, uống rượu và các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu...
Để phòng viêm thanh quản chú ý giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gió lùa. Nếu sổ mũi, ngạt mũi phải chữa sớm.
BS. Phạm Thị Bích Đào
viêm thanh quản
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Bí quyết “đối phó” với bệnh viêm đại tràng của người Nhật
Người bệnh viêm đại tràng lúc nào cũng sống trong nỗi lo ăn uống khó tiêu, đầy hơi… với tất cả thức ăn. Người Nhật có cách hay mà đơn giản giúp bạn có thể “đối phó” các triệu chứng khó chịu của bệnh một cách hiệu quả
- Bảo bối giúp người Nhật cải thiện rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia
- Phát hiện mới trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả
-
Khởi tố kẻ hành hung bác sĩ tại BV Xanh Pôn
SKĐS - Tin từ cơ quan CSĐT – công an Q. Ba Đình, Hà Nội cho biết, ngày 20/4, cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Văn Thanh (SN 1986, trú tại cụm 5, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Gây rối trật tự công cộng". - Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị công an cắm chốt tại các bệnh viện trước vấn nạn hành hung
- Phó Giám đốc Bệnh viện K chỉ rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư
- Bác sỹ đang bị tước một quyền cơ bản của công dân
- Hà Tĩnh: Đang cấp cứu, bác sĩ bị người nhà cầm dao doạ nạt