3 khâu đột phá để hạn chế tiêu cực trong ngành y
Nếu phải chọn 3 khâu đột phá để ngành y tế hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu nhằm tiến tới "Lương y như từ mẫu" thì Bộ trưởng sẽ chọn 3 khâu đột phá nào và khi nào có thể thực hiện 3 khâu đó là câu hỏi mà bạn đọc Hoàng Minh Tân, 55 tuổi, (ngaho.tvql@...) “chất vấn” Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi giao lưu trực tuyến cuối năm tại Báo Tuổi trẻ online.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Tiêu cực, nhũng nhiễu diễn biến qua nhiều năm và khi có sự tác động mạnh của nền kinh tế thị trường thì tiêu cực càng bộc lộ rõ hơn, chính vì thế, từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành 12 điều Y đức và năm 2008 ban hành Quy tắc ứng xử để tuyên truyền và phổ biến cho tất cả cán bộ y tế và sinh viên trường y, dược.
Bộ Y tế cũng đã tổ chức nhiều lớp học cho cán bộ, công chức, viên chức hành nghề y, dược, tuy nhiên chỉ tuyên truyền, giáo dục không thôi thì tác dụng chưa được nhiều, do đó ngành y tế đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao sự hài lòng của người dân và tôn vinh hình ảnh "Lương y như từ mẫu" như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các tuyến, giảm quá tải bệnh viện, giảm thời gian chờ để tăng thời gian khám cho bệnh nhân; đẩy mạnh giáo dục học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hành vi, thái độ của người thầy thuốc; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, thầy thuốc, điều dưỡng giỏi, gương điểm hình tiên tiến... nhưng giải quyết vấn đề mang tính bền vững này đòi hỏi thời gian, không thể một sớm một chiều là được.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, nếu phải chọn 3 khâu đột phá, bà sẽ chọn giải pháp mang tính quyết liệt và các đơn vị, địa phương phải cương quyết thực hiện:
Thứ nhất là, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời tất cả các Bệnh viện, các cơ sở y tế phải có thông báo công khai, rộng khắp khẩu hiệu: Nếu ai phát hiện cán bộ, nhân viên y tế có hành vi tiêu cực hoặc gây nhũng nhiễu đối với người bệnh thì thưởng xứng đáng cho người phát hiện, đồng thời kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy phép hành nghề của người cán bộ, nhân viên y tế vi phạm. Nếu bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc người môi giới có hành động làm cho cán bộ y tế tiêu cực hay phản ánh sai sự thật, bệnh viện được quyền phạt theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Thứ hai, tăng cường vai trò của người đứng đầu đơn vị: Giám đốc bệnh viện - nơi có người vi phạm quy định về y đức sẽ bị phạt hạ bậc lương, không được xét tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng trong năm; Trưởng khoa - nơi có người vi phạm sẽ bị hạ chức hoặc chuyển công tác; các cán bộ cùng kíp làm việc với cán bộ có hành vi tiêu cực sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm nặng nhẹ, gắn với việc chậm xét tăng lương.
Thứ ba, xây dựng chính sách tiền công và mức thưởng xứng đáng cho người thầy thuốc tận tình với người bệnh.
Kết hợp với những giải pháp mang tính đồng bộ, lâu dài, với 3 khâu đột phá được Chính phủ, các Bộ, ngành chấp thuận, Bộ trưởng hy vọng trong phạm vi 3 năm sẽ giải quyết cơ bản được vấn đề bức xúc về tiêu cực và gây nhũng nhiễu cho người bệnh ở các bệnh viện, với điều kiện các đơn vị, địa phương phải quyết liệt đối với những hành vi tiêu cực của người thầy thuốc.
Nguồn: Tuổi trẻ
Comment:
Quang Vo Vuong : Nếu tôi là BT tôi sẽ quyết liệt đấu tranh với Chính Phủ để chọn giải pháp thứ 3. Gốc rễ vấn đề là điểm này!
Trung Dũng Đào : Những người làm ngành y áp lực lớn vì ko đc phép sai. Vậy với tình trạng lương hiện nay thì thử hỏi ng làm ngành y có thể an tâm công tác đc ko chứ. Đơn cử chuyện tiền phụ cấp trực từ khi tôi đi làm là năm 2005 đến bây giờ vẫn là 45000d mặc dù đã có văn bản nâng lên là 115000d từ 2/2012. Thế thì làm sao ko tiêu cực. Chúng tôi cũng phải sống, phải nuôi gia đình chứ. Hi vọng sang năm 2014 sẽ có sự thay đổi thực sự chứ ko phải chỉ có trên văn bản và hô khẩu hiệu.
Nguyen Van Dung : Dù có thực hiện tốt cả 3 khâu đột phá trên hoặc 30 khâu như vậy đi nữa thì cũng không thể giải quyết được những tồn tại của ngành y khi mà các lĩnh vực khác của xã hội không đồng thời có những 'đột phá' đi kèm. Một cơ thể ốm yếu không thể có một cánh tay hay một cái chân gọi là khỏe mạnh được. Vì vậy hãy tập cách sống chung với lũ là giải phát 'phù hợp' nhất.
Toan Trinh : Đi làm về mang sách ra đọc để nâng cao kiến thức,!!mong không phải đi làm thêm để đủ sống như hiện nay,
Anh Le : Luong nganh y con qua thap
Dan Phuong Nguyen Thi : Muon k co tiêu cưc tr nganh ytê thi mưc lương fai fu hơp thi se k bjơ co chuyên fong bi hoăc nhưng chuyên khac xay ra
(Tuổi trẻ)
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Khám bệnh như ở nước ngoài ngay tại Việt Nam: tưởng khó mà dễ!
Khám với bác sĩ quốc tế tưởng chừng là một dịch vụ y tế cao cấp rất khó “chạm tới” nhưng nay lại hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn mà chẳng phải xuất ngoại cũng không cần lo về vấn đề chi phí.
- Đẩy lùi nỗi lo u nang buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi
- Cẩm nang vàng trước và sau phẫu thuật u nang buồng trứng
-
Khởi tố kẻ hành hung bác sĩ tại BV Xanh Pôn
SKĐS - Tin từ cơ quan CSĐT – công an Q. Ba Đình, Hà Nội cho biết, ngày 20/4, cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Văn Thanh (SN 1986, trú tại cụm 5, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Gây rối trật tự công cộng". - Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị công an cắm chốt tại các bệnh viện trước vấn nạn hành hung
- Phó Giám đốc Bệnh viện K chỉ rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư
- Bác sỹ đang bị tước một quyền cơ bản của công dân
- Hà Tĩnh: Đang cấp cứu, bác sĩ bị người nhà cầm dao doạ nạt